Thứ sáu 19/04/2024 13:05

Chú trọng thúc đẩy quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, ngày 20/01/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Quán triệt chủ trương của Đảng, các cấp Công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hiệu quả thúc đẩy thực hiện quyền của lao động nữ (LĐN).

Về cơ sở pháp lý

Việc công đoàn thúc đẩy thực hiện quyền của LĐN có cơ sở pháp lý vững chắc. Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Trên cơ sở kế thừa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030. Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”. Việt Nam cũng đã phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.

Chú trọng thúc đẩy quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp
Lãnh đạo Ban Nữ công Tổng Liên đoàn trao đổi với lao động nữ tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, năm 2020. Ảnh: BNC.

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 ngoài những quy định chung cho cả lao động nam và LĐN còn có riêng Chương X. “Những quy định riêng đối với LĐN và bảo đảm bình đẳng giới”. BLLĐ 2019 không nêu rõ khái niệm về quyền của công đoàn, song tại Khoản 3, Điều 3 ghi: “Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của NLĐ tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động (QHLĐ) thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở bao gồm CĐCS và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp”.

Quyền của NLĐ bao gồm cả lao động nam và LĐN được quy định tại Khoản 1, Điều 5, BLLĐ năm 2019. Quyền của đoàn viên công đoàn được quy định tại Điều 18, Luật Công đoàn 2012. Quyền của đoàn viên còn được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2, Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2020.

Doanh nghiệp gia tăng tuyển nhiều lao động Lực đẩy giúp doanh nghiệp tiến xa hơn nhờ tăng cường tương tác Nghịch lý: Doanh nghiệp thiếu nhân lực, lao động vẫn thất nghiệp

Quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam

Điều lệ Công đoàn Việt Nam qua các kỳ Đại hội đều dành riêng một điều quy định về công tác vận động nữ CNVCLĐ. Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII dành riêng Chương VII về Công tác nữ công. Theo đó xác định “Công tác nữ công là nhiệm vụ của BCH công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của LĐN theo quy định của pháp luật”.

Diễn đàn về an sinh xã hội và quyền lợi bảo hiểm cho lao động nữ tại các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2020. Ảnh: BNC.
Diễn đàn về an sinh xã hội và quyền lợi bảo hiểm cho lao động nữ tại các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2020. Ảnh: BNC.

Quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam

Điều lệ Công đoàn Việt Nam qua các kỳ Đại hội đều dành riêng một điều quy định về công tác vận động nữ CNVCLĐ. Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII dành riêng Chương VII về Công tác nữ công. Theo đó xác định “Công tác nữ công là nhiệm vụ của BCH công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của LĐN theo quy định của pháp luật”.

Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam cũng đã nêu rõ quy định về thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nữ công quần chúng (BNCQC). Theo đó, CĐCS ở các doanh nghiệp có từ 10 đoàn viên nữ trở lên được thành lập BNCQC để tham mưu giúp BCH công đoàn cùng cấp xây dựng chương trình, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động nữ công. Tại các doanh nghiệp có dưới 10 nữ đoàn viên thì chỉ định một Ủy viên BCH hoặc một đoàn viên nữ phụ trách công tác tham mưu tổ chức các hoạt động nữ công.

Sau tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ, BCH Tổng Liên đoàn đã ban hành Kết luận số 1500b/KL-TLĐ ngày 08/01/2021 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH ngày 29/01/2011 của BCH Tổng Liên đoàn về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ trong tình hình mới, đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền của LĐN.

Tổng Liên đoàn phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ 2019 về điều kiện lao động và QHLĐ, đặc biệt là Mục 2 về bảo đảm bình đẳng giới và những quy định riêng đối với LĐN; Chỉ thị 09/CTTTg ngày 22/5/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN, KCX và Nghị định 105/2020/NĐCP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam cũng xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là “Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo lợi ích, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, NLĐ”, “Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp công đoàn trong tiến trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đổi mới hoạt động nữ công. Tập trung tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quyền của LĐN; nghiên cứu, tham mưu giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của LĐN, hỗ trợ LĐN có việc làm bền vững, môi trường làm việc an toàn, bình đẳng...”.

Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" đề ra chỉ tiêu phấn đấu có 90% trở lên doanh nghiệp Nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 95% trở lên doanh nghiệp Nhà nước và 60% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tổ chức hội nghị NLĐ và các hình thức dân chủ khác theo quy định của pháp luật... thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ quyền của NLĐ, nhất là NLĐ trong doanh nghiệp, bao gồm LĐN.

Diễn đàn về an sinh xã hội và quyền lợi bảo hiểm cho lao động nữ tại các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2020. Ảnh: BNC.

Diễn đàn về an sinh xã hội và quyền lợi bảo hiểm cho lao động nữ tại các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2020. Ảnh: BNC.
Thúc đẩy cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động Chính phủ muốn có cái nhìn thực chất về tình hình kinh tế và khó khăn của doanh nghiệp Yếu tố vĩ mô tích cực, lợi nhuận của các doanh nghiệp có thể tăng 28% trong năm 2022

Thúc đẩy thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2020, cả nước có 126.541 CĐCS với 10.535.837 đoàn viên công đoàn; trong đó đoàn viên nữ có 5.877.507 người, chiếm 56%. Ước tính có 3,6 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KCX trên cả nước, trong đó số LĐN chiếm khoảng 60% và chiếm tỷ lệ cao (70 - 80%) trong một số ngành nghề như: Dệt may, da giày, thủy sản,…

Các cấp công đoàn thường xuyên quan tâm nâng cao tỷ lệ nữ tham gia BCH công đoàn các cấp và việc chỉ đạo, thành lập BNCQC. BCH Tổng Liên đoàn ban hành Nghị quyết số 12b/NQ-BCH ngày 12/7/2017 về BNCQC khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh việc thành lập, kiện toàn gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của BNCQC tại các doanh nghiệp. Đến tháng 11/2020 có 72.044 BNCQC với 252.148 Ủy viên.

Từ tham mưu của BNCQC, nhiều ý kiến đề xuất của tổ chức Công đoàn đã được các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, NLĐ như tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Công đoàn 2012, BLLĐ 2012, BLLĐ 2019, Luật BHXH 2014, Luật ATVSLĐ…

Nhiều ý kiến của Công đoàn được tiếp thu khi Chính phủ ban hành Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về chính sách đối với LĐN, như quy định về doanh nghiệp sử dụng nhiều LĐN, về phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc, về đại diện của LĐN tại doanh nghiệp nơi đã có tổ chức Công đoàn là CĐCS…

Trong quá trình tham gia sửa đổi BLLĐ 2019, Tổng Liên đoàn đã tham gia đề xuất bổ sung một số nội dung đảm bảo bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của lao động nam và LĐN trong công việc và trong gia đình theo nguyên tắc bình đẳng giới. Tổng Liên đoàn cũng đã tham gia hiệu quả vào Nghị định 145/NĐ-CP ngày 14/12/2000 của Chính phủ, nhất là các quy định tại Chương IX. LĐN và bảo đảm bình đẳng giới, làm rõ quy định về phòng vắt trữ sữa, bắt buộc doanh nghiệp có từ 1.000 LĐN trở lên phải lắp đặt phòng vắt trữ sữa tại nơi làm việc... Tổng Liên đoàn đã triển khai nghiên cứu 05 đề tài về những vấn đề cấp thiết đối với LĐN như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho LĐN; vấn đề đời sống hôn nhân gia đình của CNLĐ; vấn đề nhà trẻ mẫu giáo…

Niềm vui của nữ công nhân ở xưởng thành hình lốp xe đạp Xí nghiệp Săm lốp xe đạp xe máy, Công ty CP Cao su Đà Nẵng. Ảnh: NGUYỄN VĂN TÍNH.

Niềm vui của nữ công nhân ở xưởng thành hình lốp xe đạp Xí nghiệp Săm lốp xe đạp xe máy, Công ty CP Cao su Đà Nẵng. Ảnh: NGUYỄN VĂN TÍNH.

Trên cơ sở đề xuất của tổ chức Công đoàn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 655/ QĐ-TTg ngày 12/7/2017 về đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các KCN, KCX, trong đó có việc xây dựng nhà trẻ mẫu giáo cho con CNLĐ. Tổng Liên đoàn đã hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện Đề án 404 của Chính phủ về “Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực KCN, KCX đến 2020” phù hợp với điều kiện từng địa phương, đơn vị… Đây là những điều kiện thuận lợi để các cấp công đoàn thúc đẩy việc thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp, các hoạt động về giới, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Tổng Liên đoàn còn chỉ đạo các cấp công đoàn trong quá trình thương lượng kí kết TƯLĐTT quan tâm đưa những quy định có lợi hơn cho LĐN so với quy định pháp luật vào TƯLĐTT với các nội dung: Con ốm nặng nghỉ 60 ngày hưởng lương, phát triển phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc tăng từ 415 phòng/28 tỉnh, thành phố (năm 2018) lên 826 phòng/40 tỉnh thành phố (năm 2020)... Tại những doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công đoàn phối hợp với NSDLĐ có giải pháp đảm bảo việc làm và quan tâm hơn đến LĐN mang thai, đang nuôi con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều mô hình được Tổng Liên đoàn triển khai đến CĐCS như: mô hình hỗ trợ LĐN nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc, “Sức khỏe của bạn”, “Trại hè cho con CNLĐ”, “Lễ cưới tập thể”…

Với sự tham gia của tổ chức Công đoàn, tiền lương, thu nhập và đời sống của CNLĐ trong đó có LĐN đã từng bước được cải thiện. Nữ CNLĐ đã được đảm bảo tốt hơn về việc làm, được chia sẻ công việc gia đình từ các thành viên trong gia đình, tạo điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận văn hóa, thông tin, nâng cao chất lượng sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần.

Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động cần biết về những quyền lợi của mình Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động cần biết về những quyền lợi của mình

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, dự kiến người lao động được nghỉ tối đa 4 ngày từ ngày 1/9 đến hết ngày ...

Nhu cầu đại diện bảo vệ của lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam Nhu cầu đại diện bảo vệ của lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam

Khu vực phi chính thức bao gồm nền kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức. Đây là khu vực hoạt động ...

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Xây dựng quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa, ổn định và tiến bộ là một chủ trương lớn mà Đảng, Nhà nước ta luôn ...

ThS. TRẦN THU PHƯƠNG - Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thầm lặng cho thành phố xanh

Doanh nghiệp 365

Thầm lặng cho thành phố xanh

Khi nhà nhà, người người quây quần bên người thân, gia đình để vui xuân; thì họ, những người công nhân quét rác vẫn lặng lẽ khoác lên mình chiếc áo đã bạc màu nắng bụi, sương khuya và cần mẫn với công việc. Họ âm thầm quét dọn đường phố, thu gom rác thải để những con đường sạch đẹp hơn, tô điểm cho mùa xuân thêm sức sống mới…

Nhà máy Đạm Phú Mỹ nhận Chứng nhận Vận hành xuất sắc

Doanh nghiệp 365

Nhà máy Đạm Phú Mỹ nhận Chứng nhận Vận hành xuất sắc

Với thành tích vận hành liên tục Xưởng NH3 678 ngày đêm, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã được hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch) cấp Chứng nhận Vận hành xuất sắc.

Đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động trong quá trình sắp xếp cơ cấu

Doanh nghiệp 365

Đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động trong quá trình sắp xếp cơ cấu

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đề xuất cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo hướng cho kinh doanh cho thuê, quản lý nhà và đất không để ở; cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông... Trong quá trình sắp xếp cơ cấu cần đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động.

Tháng nào cũng nên là Tháng Công nhân để chăm lo cho người lao động

Doanh nghiệp 365

Tháng nào cũng nên là Tháng Công nhân để chăm lo cho người lao động

“Việc chăm lo cho người lao động (NLĐ) phải bằng những việc làm cụ thể, thường xuyên, luôn ưu tiên lao động trực tiếp và không chỉ trong tháng Năm (Tháng Công nhân)” – ông Đặng Sỹ Mạnh – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Doanh nghiệp ở TP. HCM thưởng Tết 2023 cho công nhân 3 tháng lương

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp ở TP. HCM thưởng Tết 2023 cho công nhân 3 tháng lương

Trong bối cảnh chung của quý IV/2022 là hàng loạt doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu đơn hàng, sản xuất cầm chừng, giảm lao động..., một doanh nghiệp đã rất nỗ lực để thưởng Tết cho người lao động, thậm chí thưởng mức cao hơn các năm trước để tri ân người lao động.

Đọc thêm

Doanh nghiệp ngóng lao động thời vụ dịp cuối năm

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp ngóng lao động thời vụ dịp cuối năm

Dịp này, nhiều các doanh nghiệp, công ty, nhà hàng đang tăng cường tuyển dụng lao động thời vụ để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng cho dịp tết Nguyên đán 2023.

Doanh nghiệp tăng chất lượng bữa ăn ca từ đề xuất của CĐCS

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp tăng chất lượng bữa ăn ca từ đề xuất của CĐCS

Trải qua đợt dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị đều gặp khó khăn. Nhưng trước kiến nghị, đề xuất của Công đoàn, không ít doanh nghiệp đã tăng chất lượng bữa ăn ca để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Công nhân mất việc dịp giáp Tết: Cần giải quyết quyền lợi, tạo việc làm mới

Doanh nghiệp 365

Công nhân mất việc dịp giáp Tết: Cần giải quyết quyền lợi, tạo việc làm mới

Hàng ngàn công nhân ở các tỉnh An Giang, Long An... đang rất lo lắng vì bị mất việc làm, giãn việc dưới nhiều hình thức đúng vào dịp cuối năm và Tết Qúy Mão đã cận kề. Đáng lo hơn, nhiều người lao động trong số này khó đủ điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Hơn bao giờ hết, sự quan tâm hỗ trợ, giải quyết quyền lợi, chế độ chính sách, tạo việc làm của các cơ quan chức năng và tổ chức Công đoàn đối với những lao động này càng trở nên cấp thiết.

Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022

Doanh nghiệp 365

Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022

Tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Kiến tạo tương lai", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành những lời biểu dương tới các doanh nghiệp được vinh danh.

Lệch pha trong đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử

Doanh nghiệp 365

Lệch pha trong đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử

Tình trạng trên khiến cả người được tuyển dụng và doanh nghiệp đều phải tốn thêm thời gian, công sức, tiền bạc để đào tạo lại.

Cà phê Việt đang có nhiều triển vọng

Doanh nghiệp 365

Cà phê Việt đang có nhiều triển vọng

Gắn với vị thế sản lượng và ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới, cà phê Việt Nam tăng trưởng nội địa tốt lên, mở rộng chế biến sâu thay vì xuất thô, và qua đó định hình triển vọng mới.

Ngành thương mại điện tử "khát" nhân lực chất lượng

Doanh nghiệp 365

Ngành thương mại điện tử "khát" nhân lực chất lượng

Theo báo cáo đào tạo thương mại điện tử (TMĐT) năm 2022, cả nước hiện nay có tới trên 110 trường đào tạo, giảng dạy về TMĐT. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của ngành thì “vừa thiếu, vừa yếu”, chương trình đào tạo lại nặng về lý thuyết, ...

Khi doanh nghiệp Việt quá tốt, cả tin và sai lầm...

Doanh nghiệp 365

Khi doanh nghiệp Việt quá tốt, cả tin và sai lầm...

Nhiều bài học, kinh nghiệm "xương máu" đã được rút ra với các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong môi trường thương mại quốc tế phức tạp và khốc liệt sau vụ 76 container hạt điều bị lừa đảo ở Italia.

Đến năm 2026, người Việt có thể dành đến hơn 60 tỷ USD cho thực phẩm, đồ uống không cồn

Doanh nghiệp 365

Đến năm 2026, người Việt có thể dành đến hơn 60 tỷ USD cho thực phẩm, đồ uống không cồn

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tận dụng cơ hội phát triển này bằng cách đưa ra kế hoạch mở rộng kinh doanh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động ngành Dệt may và Da giày

Doanh nghiệp 365

Tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động ngành Dệt may và Da giày

Đại dịch Covid-19 đặt ra thêm nhiều vấn đề mới cho người lao động (NLĐ) ngành Dệt may và Da giày, các lựa chọn thay thế việc làm tốt bị hạn chế; phụ nữ phải đối mặt với gánh nặng gia tăng trong công việc, quan hệ gia đình; các vấn đề về tâm lý và sức khỏe tâm thần, bạo lực trên cơ sở giới; …

Doanh nghiệp tư nhân vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp tư nhân vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn

Theo Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, nhìn chung quy mô doanh nghiệp tư nhân giờ chỉ nhỏ bé, tương tự hộ gia đình. Thêm vào đó, nhóm này sử dụng vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn, ...

"Văn hoá là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp"

Doanh nghiệp 365

"Văn hoá là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp"

Theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VIOD, văn hóa là thứ duy nhất còn thiếu khi doanh nghiệp phát triển, là thứ duy nhất còn lại khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng và là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp.

Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động

Doanh nghiệp 365

Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động

Bên cạnh những khó khăn chung của toàn cầu, thị trường lao động trong nước cũng đang chịu những ảnh hưởng mạnh do đại dịch COVID-19. Đó là phát biểu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”

Cần nâng cao chất lượng xe đưa – đón công nhân ở Thanh Hóa

Doanh nghiệp 365

Cần nâng cao chất lượng xe đưa – đón công nhân ở Thanh Hóa

Xe xuống cấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng, thiếu chỗ ngồi là tình trạng chung của xe đưa - đón công nhân ở các Khu Công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tuyển dụng và đào tạo trực tuyến có phải là giải pháp hoàn hảo?

Doanh nghiệp 365

Tuyển dụng và đào tạo trực tuyến có phải là giải pháp hoàn hảo?

"Công nghệ là tương lai, nhưng sự tiếp xúc giữa con người và trải nghiệm thực tế là không thể thay thế và vẫn sẽ là mấu chốt quan trọng trong tuyển dụng".

Giảm 10% số lao động trực tiếp tại các trạm quản lý đèn, luồng

Doanh nghiệp 365

Giảm 10% số lao động trực tiếp tại các trạm quản lý đèn, luồng

Theo Đề án cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải đặt mục tiêu phấn đấu sẽ giảm 10% số lao động trực tiếp hiện có tại các trạm quản lý đèn, luồng.

Tình và lý từ khoản lãi hàng chục ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp xăng dầu

Doanh nghiệp 365

Tình và lý từ khoản lãi hàng chục ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp xăng dầu

Doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, lời lớn, lãi khủng là điều đáng mừng cho tất cả. Nhưng trong lúc dân chúng khốn đốn vì "bão giá", DN lao đao bởi xăng dầu dù hạ nhiệt nhưng gánh nặng vẫn quá cao thì hàng loạt công ty xăng dầu thu về lợi nhuận khổng lồ đang gặp không ít điều tiếng….

Xây dựng thiết chế văn hóa dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp

Doanh nghiệp 365

Xây dựng thiết chế văn hóa dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp

Trong xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, chúng ta cần đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi; tạo môi trường lao động an toàn, văn minh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, làm việc cho đội ngũ công nhân, người lao động.

Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao phúc lợi sau đại dịch

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao phúc lợi sau đại dịch

Có 69% nhân viên, người lao động (NLĐ) tại Việt Nam tham gia khảo sát mới đây cho biết, họ đề cao sức khỏe, đời sống cá nhân và phúc lợi cao hơn sự nghiệp so với trước khi xảy ra đại dịch.

Văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ"

Doanh nghiệp 365

Văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ"

Trong bài thuyết trình của mình tại chương trình Directors Talk số 5 với chủ đề Văn hóa Hội đồng quản trị - kim chỉ nam để phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững, TS. Giản Tư Trung cho rằng, văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ". Hiểu một cách đơn giản là cách sống, cách làm người của chủ doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ ràng khi nhà lãnh đạo "phải đưa ra những quyết định sống còn một cách nhân văn".