Chủ nhật 28/04/2024 15:31

Cuộc "rượt đuổi" 10 năm giữa tiền lương và mức sống tối thiểu: Tiếng nói của Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức gặp mặt các thành viên của tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia qua các thời kỳ. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt.
Kiến nghị cho phép công đoàn các cấp được khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Cuộc "rượt đuổi" 10 năm giữa tiền lương và mức sống tối thiểu: Tiếng nói của Công đoàn
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Văn Duẩn

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ, năm 2013, Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1014/QĐ-LĐTBXH ngày 09/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đây là sự quyết tâm lớn của Đảng, Chính phủ trong việc tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương theo kinh tế thị trường, phù hợp với quá trình hội nhập, nhằm phát huy vai trò, sự đồng thuận của các bên (đại diện cơ quan Chính phủ, đại diện người lao động và người sử dụng lao động) tham gia vào quá trình xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong doanh nghiệp.

Ban đầu, Hội đồng Tiền lương quốc gia có 15 thành viên, gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 05 thành viên đại diện của Tổng LĐLĐ Việt Nam và 05 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương.

Khi Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành và có hiệu lực, ngoài các thành viên là đại diện theo cơ chế 03 bên nêu trên, Hội đồng Tiền lương quốc gia được bổ sung thêm một số thành viên là chuyên gia độc lập.

Chức năng chính của Hội đồng Tiền lương quốc gia là tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể: Phân tích tình hình kinh tế - xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương trên thị trường lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp để xây dựng và khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng hằng năm và từng thời kỳ. Nghiên cứu, khuyến nghị với Chính phủ mức lương tối thiểu theo giờ áp dụng đối với một số nghề, công việc không thường xuyên hoặc làm việc không trọn thời gian. Tổ chức rà soát, đánh giá việc phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng để khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh, bổ sung phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng. Khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài để nâng cao năng lực và hiệu qủa tư vấn, khuyến nghị về tiền lương tối thiểu. Nghiên cứu, tư vấn các vấn đề liên quan đến chính sách tiền lương theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Qua 10 năm tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia và Bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia, các thành viên của Công đoàn Việt Nam đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện các nhiệm vụ tại Hội đồng Tiền lương quốc gia, với sự tham gia của một Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo LĐLĐ hai thành phố lớn gồm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo các Ban, đơn vị của Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng các cán bộ có kinh nghiệm.

Những kết quả nổi bật Tổng LĐLĐ Việt Nam đạt được là đã nghiên cứu, đề xuất, tham gia có hiệu quả trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, góp phần đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng trên 72%, cải thiện đời sống đoàn viên, người lao động, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. Cụ thể: Năm 2014 (tăng 15,2%), năm 2025 (tăng 14,2%), năm 2016 (tăng 12,4%), năm 2017 (tăng 7,3%), năm 2018 (tăng 6,5%), năm 2019 (tăng 5,3%), năm 2020 đến hết tháng 6/2022 (tăng 5,5%), từ tháng 7/2022 đến nay (tăng 6%).

Nếu trước năm 2013, mức lương tối thiểu chỉ do Chính phủ xác lập mà không có sự tham gia thực chất của Tổng LĐLĐ Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp thì kể từ năm 2013, với việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập, mức lương tối thiểu được xác lập thông qua tham vấn và thương lượng giữa 03 bên: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam - đại diện cho tiếng nói của người lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội doanh nghiệp khác - đại diện cho doanh nghiệp.

Tại các phiên họp thương lượng, đàm phán tiền lương tối thiểu vùng hằng năm, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam và phía người sử dụng lao động đều đưa ra những phương án với những căn cứ, thông tin, số liệu, minh chứng rất phong phú để minh họa cho đề xuất của mình. Hầu hết các phiên thương lượng đều rất sôi nổi, trong đó có những những phiên lương lượng diễn ra rất gay gắt. Có thể kể đến như: Năm 2017, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng để thương lượng mức lương tối thiểu vùng cho năm 2018, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng là 13,3%, VCCI và các thành viên phía giới chủ đề xuất không tăng. Tại phiên họp thứ 2 (ngày 28/7/2017), Tổng LĐLĐ Việt Nam rút đề xuất xuống còn 8%, VCCI tăng lên thành 5%. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai bên vẫn còn khá xa (3%) nên các thành viên phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất Chủ tịch Hội đồng dừng thương lượng, để xem xét tại phiên thứ 03. Tại phiên họp thứ ba, phải sau gần 04 giờ thương lượng, Hội đồng Tiền lương uốc gia mới chốt được mức tăng cuối cùng là 6,5% để bỏ phiếu.

Năm 2020, tại Phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (ngày 05/8/2020) để thống nhất chốt phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021; khi quá trình thương lượng vẫn chưa kết thúc, Chủ tịch Hội đồng đã quyết định tiến hành bỏ phiếu với 02 phương án: (1) Tiếp tục thực hiện tiền lương tối thiểu vùng theo tháng của năm 2020 đến hết năm 2021 (không điều chỉnh trong năm 2021); (2) Chưa ban hành tiền lương tối thiểu theo giờ năm 2021 để đồng bộ với tiền lương tối thiểu theo tháng. Không đồng tình với quyết định này, các thành viên của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã không tham gia bỏ phiếu đối với 02 phương án mà Hội đồng Tiền lương Quốc gia đưa ra. Đây được xem là việc chưa có trong tiền lệ từ khi có Hội đồng.

"Sự ra đời của Hội đồng Tiền lương Quốc gia vào năm 2013 đánh dấu sự cải thiện đáng kể của cơ chế xác định tiền lương tối thiểu tại Việt Nam. Hội đồng Tiền lương quốc gia thực sự là “diễn đàn” để tổ chức Công đoàn Việt Nam và đại diện giới sử dụng lao động thương lượng về tiền lương tối thiểu và đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ. Tại các phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn đề nghị Chính phủ và phía đại diện người sử dụng lao động phải hướng tới cải thiện cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Công đoàn thực sự đại diện cho tiếng nói của người lao động trong tiến trình điều mức chỉnh lương tối thiểu" - đồng chí Lê Đình Quảng cho biết.

Trước mỗi phiên họp hằng năm của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, người lao động luôn mong chờ và kỳ vọng vào các phương án mà Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ đề xuất. Dù kết quả điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hàng năm tăng với các tỷ lệ khác nhau, nhưng vai trò, uy tín của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong đại diện cho tiếng nói của đoàn viên, người lao động tại Hội đồng Tiền lương Quốc gia thực sự có hiệu quả; được người lao động cả nước ghi nhận, đánh giá cao.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đánh giá rất cao hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia và các thành viên, trong đó có Công đoàn qua đánh giá: Thực tiễn thực hiện quy định về tiền lương tối thiểu cho thấy việc vận hành cơ chế thương lượng, thỏa thuận về tiền lương tối thiểu tại Hội đồng Tiền lương Quốc gia là phù hợp với thị trường lao động Việt Nam. “Chính sách tiền lương là lĩnh vực mà Công đoàn Việt Nam thực hiện rất tốt nhiệm vụ đại diện cho quyền lợi của người lao động trong quá trình điều chỉnh mức lương tối thiểu. Điều này mang tới một sự thay đổi đặc biệt sâu sắc.

Trong thời gian tới, để công tác thương lượng, đàm phán tiền lương tối thiểu của người lao động ngày một hiệu quả hơn, góp phần cải thiện đời sống của người lao động và gia đình họ, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp của nguyên thành viên Hội đồng, nguyên thành viên Bộ phận kỹ thuật của Tổng LĐLĐ Việt Nam; bám sát quan điểm chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch; chủ động nắm bắt thông tin, nghiên cứu kỹ các số liệu, chỉ số; tình hình thực tiễn về kinh tế - xã hội, đời sống người lao động, kinh nghiệm quốc tế… để bàn bạc, trao đổi, thống nhất các phương án tối ưu nhất để đưa ra thương lượng tiền lương tối thiểu vùng hằng năm. Qua đó đề xuất và thương lượng với các bên trong các cuộc họp thương lượng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia về thay đổi phương pháp tính cho các cấu phần lương tối thiểu để phù hợp với bối cảnh mới.

"Việc tham gia thương lượng, đàm phán tiền lương tối thiểu hằng năm phải được xem là nhiệm vụ của cả hệ thống Công đoàn Việt Nam. Tổng LĐLĐ Việt Nam cần xây dựng Đề án xây dựng năng lực và tăng cường sự tham gia của hệ thống công đoàn trong thực hiện mục tiêu tăng lương tối thiểu hàng năm, nhằm: (1) Nâng cao nhận thức cho hệ thống công đoàn cùng thực hiện mục tiêu tăng lương tối thiểu; (2) Xây dựng năng lực cho công đoàn cấp tỉnh trong tính toán lương tối thiểu để tự tính lương tối thiểu cấp tỉnh, công bố tính toán của Công đoàn về lương tối thiểu cấp tỉnh, từ đó tạo dư luận cho thương lượng tăng lương tối thiểu hằng năm của Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng thời giúp Tổng LĐLĐ Việt Nam có thêm căn cứ so sánh để đề xuất phân lại vùng lương cho phù hợp với giá cả sinh hoạt trong cả nước. (3) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn về chủ đề tiền lương, từ đó góp phần thúc đẩy đối thoại và thương lượng tập thể về tiền lương tại địa phương.

Bên cạnh việc thương lượng đạt thỏa thuận về mức tăng lương tối thiểu hằng năm, nhóm thành viên tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia của Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục cố gắng để đạt thỏa thuận về các cấu phần tính mức sống tối thiểu và đặt mục tiêu ít nhất mỗi năm đạt được một hay hai cấu phần thay đổi làm nền tảng để Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia năm sau có căn cứ tính toán, không lặp lại cách tính của năm trước" - đồng chí Lê Đình Quảng cho biết.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, các thành viên của Công đoàn có chung nhận định, sau 10 năm thực hiện cơ chế thương lượng về tiền lương, cuộc "rượt đuổi" giữa tiền lương và mức sống tối thiểu đã đạt gần bằng nhau và cơ bản đã hoàn thành.

Đồng chí Nguyễn Văn Tư - nguyên thành viên Hội đồng cho biết, thực chất Công đoàn đã tham gia Hội đồng tiền lương tối thiểu từ năm 1994 sau khi có Bộ luật Lao động với vai trò thành viên tổ tư vấn hội đồng tiền lương, sau này là Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Động lực để các thành viên nỗ lực tham mưu, nghiên cứu, đề xuất và làm tốt nhiệm vụ của mình đó là quan điểm, sự quan tâm của lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam.

"Ưu thế của Công đoàn trong đàm phán đó là bám sát cơ sở, đi sát người lao động, được cơ sở và người lao động coi như người thân của mình. Những kết quả khảo sát Công đoàn cung cấp là căn cứ thực tế vững chắc khiến quan điểm chính trị, tiếng nói của Công đoàn luôn được Hội đồng Tiền lương Quốc gia lắng nghe kỹ lưỡng" - TS. Vũ Quang Thọ - Nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, nguyên thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, cho biết 10 năm qua, là một hành trình đấy gian khó, có cả những niềm vui và có cả những giọt nước mắt của các cán bộ công đoàn tham gia công tác thương lượng tiền lương tối thiểu vùng.

Đó là một hành trình với nhiều công sức, bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm, mồ hôi của chúng ta đã đổ ra, vì một sứ mệnh là đại diện cho người lao động. Mỗi phiên họp về tiền lương, là hành trình mà người lao động luôn mong chờ. Chúng ta phải đặt mình vào người lao động, mới biết hôm nay trái tim, khối óc họ đang suy nghĩ gì và mong chờ điều gì"- đồng chí Ngọ Duy Hiểu chia sẻ.

Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, 10 năm qua, nhiều thế hệ cán bộ công đoàn đã cơ bản đáp ứng được mong đợi của người lao động, khi đã làm việc bằng tất cả tinh thần trách nhiệm để thương lượng tiền lương tối thiểu một cách hài hoà và có lợi nhất cho người lao động.

Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội nổi bật trong tháng 4/2023 Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội nổi bật trong tháng 4/2023

Bệnh Covid-19 nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH); Áp dụng bảng lương mới chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa là hai ...

Nhiều thay đổi về chính sách tiền lương đối với giáo viên Nhiều thay đổi về chính sách tiền lương đối với giáo viên

6 điều chỉnh quan trọng trong quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, xếp lương giáo viên sẽ có ...

Thủ tướng Chính phủ đề nghị ILO hỗ trợ cải cách hệ thống BHXH và chính sách tiền lương Thủ tướng Chính phủ đề nghị ILO hỗ trợ cải cách hệ thống BHXH và chính sách tiền lương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ ...

HÀ VY

Tin cùng chuyên mục

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Bạn cần biết

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Các cơ sở chăm sóc tóc ngày càng thu hút đông khách hàng, nhất là sau khi dịch Covid-19, nhiều người muốn tìm cảm giác thư giãn. Tuy nhiên nhiều cơ sở chưa chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ...

Làm việc trong nắng nóng, công nhân, người lao động phải bảo vệ sức khỏe thế nào?

Bạn cần biết

Làm việc trong nắng nóng, công nhân, người lao động phải bảo vệ sức khỏe thế nào?

Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), vào mùa nắng nóng, công nhân lao động thường gặp một số vấn đề liên quan tới sức khỏe như say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng.

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Bạn cần biết

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Chuyên gia về ATVSLĐ đã cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người lao động do robot gây ra sau một số vụ tai nạn hy hữu.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Bạn cần biết

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra một số vụ hỏa hoạn, trong đó có vụ cháy thiêu rụi hầu hết hàng hóa chợ Khe Tre của huyện miền núi Nam Đông. Bởi vậy, việc phòng cháy, chữa cháy những nơi đông người và nhất là trong dịp Tết Nguyên đán được lãnh đạo Thành phố Huế chỉ đạo siết chặt.

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Bạn cần biết

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Trong vòng 3 tháng của năm 2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn (LĐ&CĐ) đăng tải 2 loạt bài liên quan đến trục lợi, bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên (trong đó có lao động trẻ em), buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, chấn chỉnh.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Tết công nhân lao động Thủ đô

Bạn cần biết

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Tết công nhân lao động Thủ đô

Chiều ngày 7/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến dâng hương tưởng nhớ các vị tiền nhân tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ và thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà đoàn viên, công nhân lao động Thủ đô.

Nghiên cứu rối loạn trầm cảm sau sinh và thông điệp nhân văn

Bạn cần biết

Nghiên cứu rối loạn trầm cảm sau sinh và thông điệp nhân văn

Nhóm nữ bác sĩ ở Quảng Trị đã có nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn khách quan và chính xác về vấn đề trầm cảm sau sinh (TCSS) tại cộng đồng; đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan nhằm góp phần xây dựng kế hoạch phòng ngừa và hỗ trợ phụ nữ sau sinh.

Quảng Bình: Hơn 10.000 ca đau mắt đỏ, ngành Y tế khuyến cáo khẩn cách phòng tránh

Tin tức

Quảng Bình: Hơn 10.000 ca đau mắt đỏ, ngành Y tế khuyến cáo khẩn cách phòng tránh

Hiện trên toàn tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận hơn 10.000 ca bệnh đau mắt đỏ, tập trung ở các địa phương là huyện Tuyên Hóa, Lệ Thủy và Bố Trạch. Các đơn vị y tế đang nỗ lực thực hiện biện pháp phòng và chống dịch.

Quyền lợi hưởng BHYT của học sinh, sinh viên được quy định như thế nào?

Bạn cần biết

Quyền lợi hưởng BHYT của học sinh, sinh viên được quy định như thế nào?

Khi học sinh, sinh viên (HSSV) có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT, nếu đúng nơi đăng ký ban đầu và thực hiện đầy đủ thủ tục đối với học sinh, sinh viên có thẻ BHYT mã quyền lợi là 4 thì được hưởng 80% chi phí KCB.

Tuổi của thân nhân người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhận chế độ tử tuất

Bạn cần biết

Tuổi của thân nhân người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhận chế độ tử tuất

Chế tộ tử tuất hằng tháng mà thân nhân người lao động tử vong do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?

Quy định việc hỗ trợ thuyền trưởng trong tình huống khẩn cấp

Bạn cần biết

Quy định việc hỗ trợ thuyền trưởng trong tình huống khẩn cấp

Thông tư số 20/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam quy định việc hỗ trợ thuyền trưởng trong tình huống khẩn cấp.

Từ 15/8,  bệnh viện công áp dụng khung giá mới dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu

Bạn cần biết

Từ 15/8, bệnh viện công áp dụng khung giá mới dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu

Từ ngày 15/8, tại các bệnh viện công lập, giá giường bệnh theo yêu cầu loại 1 giường/phòng tối thiểu là 180.000 đồng, tối đa 4.000.000 đồng/ngày.

Quy định về tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Bạn cần biết

Quy định về tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCLĐ) được quy định tại Luật số 10/2022/QH15 Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10/11/2022 của Quốc hội.

Tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi giảm đơn hàng bằng tài chính Công đoàn

Bạn cần biết

Tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi giảm đơn hàng bằng tài chính Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi giảm đơn hàng bằng tài chính Công đoàn.

Nhân viên hàng không được xoá án tích sau 5 năm có được bố trí công việc?

Bạn cần biết

Nhân viên hàng không được xoá án tích sau 5 năm có được bố trí công việc?

Theo Thông tư số 23/2023 của Bộ Giao thông vận tải quy định về chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, người bị kỷ luật có thể quay trở lại làm việc sau 5 năm xóa án tích nhưng có thể phải đối mặt với hàng loạt các quy định về đình chỉ công việc.

Đề xuất quy định tiến tới người đóng bảo hiểm xã hội không được rút một lần

Bạn cần biết

Đề xuất quy định tiến tới người đóng bảo hiểm xã hội không được rút một lần

Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Chính phủ đề xuất hai phương án đối với quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động. Điểm đáng chú ý tại Tờ trình này là có đề xuất quy định người đóng bảo hiểm xã hội tiến tới không được rút một lần.

Nhiều lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em dịp hè ở Đà Nẵng

Bạn cần biết

Nhiều lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em dịp hè ở Đà Nẵng

Xác định việc nâng cao kỹ năng bơi lội, kỹ năng tự cứu đuối nước là nhiệm vụ quan trọng, TP Đà Nẵng đã tổ chức dạy bơi cho trẻ em, học sinh dịp nghỉ hè.

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên

Bạn cần biết

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên

Chế độ lao động của thuyền viên cũng như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, lịch nghỉ lễ, Tết có nhiều khác biệt so với các nghề khác trên đất liền.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giữ nguyên đề xuất về tuổi hưởng lương hưu

Bạn cần biết

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giữ nguyên đề xuất về tuổi hưởng lương hưu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB và XH) vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình góp ý về tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu. Trong đó, Bộ vẫn giữ nguyên đề xuất về tuổi hưởng lương hưu.

Thêm quyền lợi cho người bị tai nạn lao động và người thân từ 1/7/2023

Bạn cần biết

Thêm quyền lợi cho người bị tai nạn lao động và người thân từ 1/7/2023

Từ 1/7/2023 do mức lương cơ sở tăng, người lao động bị tai nạn lao động và người thân sẽ được nhận thêm quyền lợi.

Thay đổi điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục từ ngày 1/7/2023

Bạn cần biết

Thay đổi điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục từ ngày 1/7/2023

Từ 1/7, lương cơ sở tăng lên mức 1.800.000 đồng/tháng. Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (6 tháng lương cơ sở) mới được hưởng các quyền lợi BHYT tế 5 năm liên tục.

Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ  ở đơn vị nợ bảo hiểm xã hội

Bạn cần biết

Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ ở đơn vị nợ bảo hiểm xã hội

Cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động (NLĐ) căn cứ thời gian thực đóng BHXH đã được xác nhận. Đây là nội dung được BHXH Việt Nam vừa đưa ra.

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại mới nhất áp dụng từ 30/7/2023

Bạn cần biết

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại mới nhất áp dụng từ 30/7/2023

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 05 về danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp và cao đẳng, áp dụng từ ngày 30/7/2023.

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì NLĐ có thể nhận được trợ cấp hưu trí từ 65 tuổi?

Bạn cần biết

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì NLĐ có thể nhận được trợ cấp hưu trí từ 65 tuổi?

Người lao động có 5 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì được hưởng ngay trợ cấp hưu trí từ 65 tuổi (hoặc ngay khi đủ tuổi nghỉ hưu) thay vì phải chờ đến 75 tuổi như trước.

Tỉ lệ rút bảo hiểm xã hội một lần ở công nhân lao động ngày càng tăng cao

Bạn cần biết

Tỉ lệ rút bảo hiểm xã hội một lần ở công nhân lao động ngày càng tăng cao

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tình trạng rút bảo hiểm một lần ở công nhân lao động ngày càng gia tăng do kinh tế khó khăn.