Thứ bảy 19/04/2025 15:20

Làm gì khi trẻ thiếu vi chất - “đói tiềm ẩn”?

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất – hay còn gọi là “đói tiềm ẩn” đang trở thành một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này, nhất là khi nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự hiểu rõ?
Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Thực trạng đáng báo động

Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2019-2020, có tới 60% trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam bị thiếu kẽm, và cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Vũ – Quản lý Chương trình sức khỏe & dinh dưỡng, World Vision International tại Việt Nam cho biết: "Thiếu vi chất dinh dưỡng gây ra tình trạng ‘đói tiềm ẩn’ – một nguy cơ lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ của trẻ em, cũng như chất lượng dân số trong tương lai".

Đây không chỉ là vấn đề dinh dưỡng mà còn liên quan đến nhận thức của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ.

Làm gì khi trẻ thiếu vi chất - “đói tiềm ẩn”?
Tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em thường xuất phát từ những thói quen dinh dưỡng chưa đúng của cha mẹ. Ảnh: N. Thủy

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất

Không giống như suy dinh dưỡng cấp tính dễ nhận biết qua cân nặng hay chiều cao, thiếu vi chất thường “âm thầm” và khó phát hiện. Mỗi vi chất đảm nhiệm một vai trò riêng biệt, do đó các biểu hiện thiếu hụt cũng rất đa dạng:

Thiếu vitamin A dễ dẫn đến khô mắt, giảm sức đề kháng, trẻ hay bị ốm vặt.

Thiếu sắt gây thiếu máu, làm trẻ xanh xao, mệt mỏi.

Thiếu canxi khiến trẻ còi xương, chậm lớn, chậm vận động, thậm chí xuất hiện “còi xương thể bụ” dù nhìn bề ngoài trẻ vẫn bụ bẫm.

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm trẻ dễ mắc bệnh, biếng ăn hoặc đau bụng thường xuyên.

Bác sĩ Nguyễn Anh Vũ nhấn mạnh: "Dấu hiệu thiếu hụt vi chất thường rất tinh vi, cần có sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng hoặc xét nghiệm y khoa để chẩn đoán chính xác".

Theo bác sĩ Nguyễn Anh Vũ, tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em thường xuất phát từ những thói quen dinh dưỡng chưa đúng của cha mẹ. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Bữa ăn thiếu đa dạng: Việc lặp lại một số món ăn quen thuộc, thiếu thực phẩm giàu vi chất làm trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất.

Sai lầm trong chế biến: Nhiều vi chất dễ bị mất đi khi chế biến không đúng cách, như vitamin tan trong nước bị hao hụt khi nấu quá lâu.

Ép ăn và thiếu kiên nhẫn: Cha mẹ ép trẻ ăn quá nhiều hoặc không tôn trọng khẩu vị của trẻ, dẫn đến biếng ăn tâm lý.

Nhiễm giun sán: Đặc biệt phổ biến ở trẻ vùng nông thôn, miền núi, tình trạng này làm giảm khả năng hấp thụ vi chất.

Làm gì khi trẻ thiếu vi chất - “đói tiềm ẩn”?
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh các bệnh lý nhiễm trùng để cơ thể trẻ không bị suy giảm dưỡng chất. Ảnh: World Vision

Làm gì để phòng ngừa và khắc phục thiếu vi chất dinh dưỡng?

Để phòng ngừa và khắc phục thiếu vi chất dinh dưỡng, cha mẹ cần chú ý thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Bổ sung vi chất từ bữa ăn:

Đa dạng hóa thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt (thịt đỏ, gan), kẽm (hải sản, đậu hạt) và canxi (sữa, cá nhỏ).

Học cách chế biến đúng cách để bảo toàn vi chất, tránh nấu quá kỹ.

Bổ sung vi chất định kỳ:

Cho trẻ uống bổ sung vitamin A định kỳ 6 tháng/lần theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Kiểm tra và bổ sung các vi chất khác theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.

Kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn:

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh các bệnh lý nhiễm trùng để cơ thể trẻ không bị suy giảm dưỡng chất.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh:

Không ép buộc trẻ ăn mà khuyến khích trẻ thử các món mới.

Tôn trọng khẩu vị và giai đoạn phát triển của trẻ để thiết kế khẩu phần ăn phù hợp.

Thiếu vi chất dinh dưỡng là vấn đề không thể xem nhẹ, nhất là trong những năm đầu đời của trẻ. Với nhận thức và hành động đúng đắn, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể giúp con mình vượt qua nguy cơ này, từ đó xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc cho tương lai.

Bác sĩ Nguyễn Anh Vũ khuyến cáo: "Khi xác định trẻ thiếu vi chất, cần bổ sung đúng cách, không tự ý sử dụng quá mức các chế phẩm bổ sung. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thừa vi chất, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ."

Đặc biệt, cha mẹ cần coi trọng việc bổ sung vi chất như một phần của quá trình chăm sóc trẻ toàn diện, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ “đói tiềm ẩn”.

Đề án Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025 có mục tiêu: Đảm bảo trẻ em dưới 8 tuổi phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách. Đề án tạo điều kiện để trẻ em được tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và giáo dục phù hợp, góp phần thực hiện quyền trẻ em và phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

Mục tiêu giai đoạn 2021-2025:

a) Phấn đấu 90% trẻ em dưới 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện, bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, bảo vệ và phúc lợi xã hội phù hợp với nhu cầu và độ tuổi.

b) Phấn đấu 90% cán bộ liên quan đến trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ chăm sóc và phát triển toàn diện trẻ em.

c) Phấn đấu 90% tỉnh, thành phố xây dựng và duy trì mạng lưới kết nối, chuyển tuyến các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em. Đồng thời, thực hiện theo dõi, đánh giá nhu cầu và triển khai thí điểm mô hình chăm sóc phát triển đầu đời tại gia đình và cộng đồng.

Video: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Vũ – Quản lý Chương trình Sức khỏe & Dinh dưỡng, World Vision International tại Việt Nam chia sẻ.

Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện? Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện?

Giai đoạn từ khi mang thai đến khi trẻ 8 tuổi được coi là "giai đoạn vàng" để chăm sóc và phát triển trẻ thơ ...

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm ...

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch ...

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40.000 mẫu môi trường lao động không đạt chuẩn vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động

Bệnh nghề nghiệp

Hơn 40.000 mẫu môi trường lao động không đạt chuẩn vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động

Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2024, cả nước có đến 42.681 mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 3,42% trong tổng số 1.249.592 mẫu được thu thập tại hơn 5.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2023, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe người lao động, đặc biệt trong bối cảnh công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Sức khỏe tinh thần người lao động - Yếu tố then chốt cho chuyển đổi số bền vững

Sống an toàn

Sức khỏe tinh thần người lao động - Yếu tố then chốt cho chuyển đổi số bền vững

Cuộc đua chuyển đổi số sẽ không thể về đích nếu thiếu đi sự khỏe mạnh về tinh thần của người lao động. Bài viết dưới đây lý giải vì sao việc giảm căng thẳng, lo âu, và kiệt sức lại quan trọng; đồng thời đưa ra 6 biện pháp cốt lõi và nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ nguồn nhân lực thời 4.0.

An toàn sức khỏe tinh thần thời 4.0: Biến chuyển đổi số thành "đồng minh" của người lao động

Sống an toàn

An toàn sức khỏe tinh thần thời 4.0: Biến chuyển đổi số thành "đồng minh" của người lao động

Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn có thể là công cụ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động. Theo chuyên gia, khi được triển khai nhân văn và đúng cách, các công nghệ này giúp giảm stress, tăng sự tự tin và khơi dậy giá trị cá nhân trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc số an toàn và nhân văn.

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Khỏe – Đẹp

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.

Ứng dụng công nghệ số: Đòn bẩy nâng cao sức khỏe nghề nghiệp

Sống an toàn

Ứng dụng công nghệ số: Đòn bẩy nâng cao sức khỏe nghề nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ. Với tầm nhìn đúng đắn, nó còn có thể trở thành “lá chắn” vững vàng bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là người lao động trong môi trường hiện đại.

Đọc thêm

Chuyển đổi số – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

Sống an toàn

Chuyển đổi số – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đang len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài xu hướng đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động – vốn là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kiểm soát rủi ro cao – cũng đang đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ nhờ ứng dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Hà Nội: Tăng cường an toàn lao động vì sức khỏe người lao động và phát triển bền vững

Sống an toàn

Hà Nội: Tăng cường an toàn lao động vì sức khỏe người lao động và phát triển bền vững

Hà Nội cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong năm 2025. Bảo vệ sức khỏe người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Khỏe – Đẹp

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Khỏe – Đẹp

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Khỏe – Đẹp

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Khỏe – Đẹp

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Khỏe – Đẹp

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Khỏe – Đẹp

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh ngộ độc nấm. Đáng báo động, có 2 bệnh nhân đã tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ nấm hoang dại và tầm quan trọng của việc nhận biết nấm độc.

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Khỏe – Đẹp

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Khỏe – Đẹp

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo kẹo Kera khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Nhưng liệu sản phẩm này có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng lắng nghe phân tích từ các chuyên gia hàng đầu để có lựa chọn thông minh nhất cho sức khỏe của bạn.

Hành trình tái sinh: Ca ghép tim xuyên Việt kỳ diệu tại Huế

Khỏe – Đẹp

Hành trình tái sinh: Ca ghép tim xuyên Việt kỳ diệu tại Huế

Sau hành trình khẩn trương kéo dài 3 giờ 48 phút, trái tim từ một người hiến tạng ở TP.HCM đã hồi sinh cuộc đời anh N.V.C. (36 tuổi, Quảng Nam), bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 15 thành công tại bệnh viện, minh chứng cho sự tiến bộ của y học Việt Nam và tinh thần nhân đạo cao cả.

Dán cao, xoa dầu sau ngã: Người đàn ông suýt mất chân vì hoại tử

Khỏe – Đẹp

Dán cao, xoa dầu sau ngã: Người đàn ông suýt mất chân vì hoại tử

Mới đây, một người đàn ông trung niên đã phải đối mặt với nguy cơ mất chân do thói quen chăm sóc vết thương sai cách sau khi bị ngã. Việc tự ý dán cao, xoa dầu không giúp vết thương hồi phục mà còn dẫn đến tình trạng hoại tử nghiêm trọng, suýt chút nữa anh đã phải cắt bỏ cẳng chân.

Bệnh sởi gia tăng và nguy cơ tử vong: Hệ lụy từ thiếu sót trong tiêm chủng và nhận thức cộng đồng

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi gia tăng và nguy cơ tử vong: Hệ lụy từ thiếu sót trong tiêm chủng và nhận thức cộng đồng

Trong những ngày qua, dư luận không khỏi bàng hoàng trước thông tin về hai trường hợp tử vong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, liên quan đến bệnh sởi. Đây là một minh chứng đau lòng về hậu quả của việc thiếu sự chăm sóc y tế kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng.

Cảnh báo: Gia tăng trẻ tự gây thương tích - Dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên!

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo: Gia tăng trẻ tự gây thương tích - Dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên!

Áp lực học hành, gia đình vô tâm và nỗi cô đơn không tên đã đẩy nhiều trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên rơi vào tình trạng tự gây thương tích không tự tử (NSSI). Đằng sau mỗi vết sẹo ấy không chỉ là nỗi đau thể xác, mà là tiếng gào thét từ tâm hồn non nớt đang khao khát được lắng nghe từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Sản phẩm Kẹo Rau Củ Kera, với những lời quảng cáo gây xôn xao về việc thay thế rau xanh bằng một viên kẹo, đã tạo nên một cơn sốt trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau những lời hứa hẹn ngọt ngào, liệu Kera có thực sự là giải pháp bổ sung chất xơ hiệu quả, hay chỉ là một chiêu trò quảng cáo đánh vào tâm lý người tiêu dùng?

Cảnh báo nguy cơ thủng hành tá tràng: Áp lực học tập đang đe dọa sức khỏe người trẻ

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ thủng hành tá tràng: Áp lực học tập đang đe dọa sức khỏe người trẻ

Thủng hành tá tràng, một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là áp lực học tập, thói quen ăn uống thiếu khoa học và sự căng thẳng trong cuộc sống. Các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Sống an toàn

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Chúng ta đang tiêu thụ vi nhựa mỗi ngày. Từ nước uống, thực phẩm đến không khí, các hạt nhựa siêu nhỏ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và âm thầm xâm nhập cơ thể con người. Vậy hạt vi nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Liệu chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự xâm nhập của vi nhựa và bảo vệ sức khỏe của chính mình?