Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật |
|
Hứa hẹn "chữa bách bệnh," nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng lầm tưởng nhờ những câu chuyện cảm động về "bệnh nhân kỳ diệu." Tuy nhiên, đằng sau các clip đầy tính nhân văn ấy là một sự thật đắng lòng: những “bệnh nhân” thực chất là diễn viên được trả tiền để đóng vai người bệnh, theo kịch bản được dựng sẵn. Cách thức tuyển dụng công khai, giá cát-xê rẻ và hậu quả đối với người tiêu dùng đang đặt ra hồi chuông cảnh báo cho xã hội.
Một “diễn viên” có thể làm bệnh nhân của đủ loại bệnh tật
Chỉ cần gõ cụm từ “review”, “chữa khỏi bệnh” hay tên một loại bệnh trên google hoặc youtube, sẽ cho ra một loạt kết quả những video, clip núp bóng dưới “phóng sự bệnh nhân” đều được chữa khỏi bệnh nhờ sử dụng một loại thực phẩm chức năng nào đó.
Khi người dân tiếp cận những video đó, ít ai có thể nghi ngờ độ chính xác của nó, bởi mỗi cảnh quay, mỗi lời thoại chia sẻ nghe đều rất chân thực với hơi thở cuộc sống của người bệnh.
Tuy nhiên, theo thông tin mà chúng tôi thu thập được, rất nhiều "bệnh nhân" xuất hiện trong các quảng cáo thực phẩm chức năng không phải là những người thật sự mắc bệnh, mà chỉ là những “diễn viên” hoặc người dân được trả tiền để đóng vai bệnh nhân.
Tất nhiên, phóng sự được quay theo đúng mô típ kịch bản: Thời gian đầu, người bệnh phát hiện bệnh thì đã nặng, thập tử nhất sinh, đi khám bác sỹ khắp nơi, điều trị nhiều phương pháp nhưng không đỡ. “Diễn viên bệnh nhân” đã từng rất buồn bã, chịu nhiều cơn đau vật vã, sinh hoạt khó khăn, gia đình bất hòa… Thế nhưng, cuộc đời may mắn gặp sản phẩm này, sản phẩm kia mà được điều trị đỡ nhiều, khỏi hẳn.
Đúng như tất cả các kịch bản thì những sản phẩm thực phẩm chức năng không còn công dụng như thực phẩm hỗ trợ mà nó được quảng cáo như một thần dược.
Một trong những người đóng giả bệnh nhân nổi bật là ông Nguyễn Văn N., một người dân ở Cầu Giấy, Hà Nội. Giữa tháng 12/2024, chia sẻ với phóng viên "Cuộc sống an toàn" ông N. cho biết: “Tôi làm công việc này khoảng 6-7 năm, chủ yếu là đóng vai người bệnh trong các video quảng cáo thực phẩm chức năng. Tôi được trả tiền theo từng sản phẩm, và mỗi lần quay chỉ mất khoảng 2-3 tiếng, với chi phí nhận được từ 300.000 – 500.000đ, tùy vào từng job (công việc) cụ thể.
Là “diễn viên” mà, ai thuê đóng bệnh gì thì mình đóng bệnh đó. Đôi khi tôi chỉ cần thay đổi kiểu tóc, thay đổi trang phục và một vài biểu cảm khác là có thể làm bệnh nhân của đủ loại bệnh tật -có những khi tôi đóng vai bệnh nhân ung thư, rồi chuyển sang làm bệnh nhân tiểu đường, hay thậm chí là người bị gout, chỉ trong một vài phút”.
![]() |
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng hứa hẹn "chữa bách bệnh". Ảnh chụp màn hình. |
Đúng như ông N chia sẻ, nếu ai thường xuyên xem youtube, có thể dễ dàng bắt gặp, một “diễn viên” có nhiều họ tên khác nhau, đóng làm nhiều nghề nghiệp khác nhau, mắc cả trăm thứ bệnh, từ bệnh hen suyễn, thêm một click chuột đã thấy sang bệnh dạ dày, và sang kênh khác lại là bệnh tiền đình... bệnh nào cũng nặng đến mức thập tử nhất sinh, được chữa khỏi nhờ thần dược thực phẩm chức năng.
Cũng giống như ông N., chị H 45 tuổi, dù đang sinh sống tại Cầu Giấy (Hà Nội) nhưng tại video quảng cáo bệnh dạ dày thì giới thiệu tên là Lan sống tại Đại Từ, Thái Nguyên. Ở một video quảng cáo bệnh bướu cổ thì chị lại là Nga, ở Đông Anh (Hà Nội). Điều tưởng chừng là rất bất hợp lý nhưng lại đã và đang tồn tại tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.
Thậm chí, trong một số trường hợp, người dân bị mời tham gia quay quảng cáo thực phẩm chức năng còn được yêu cầu diễn tả triệu chứng bệnh với các từ ngữ lạ, không đúng với căn bệnh mà họ đang giả vờ mắc phải. Trong các buổi quay quảng cáo, người tham gia thường xuyên bị các nhà sản xuất yêu cầu lặp lại những lời thoại về sự "kỳ diệu" của sản phẩm, như: “Tôi đã khỏi bệnh chỉ sau một tháng sử dụng, không còn phải uống thuốc tây nữa!” hay “Tôi đã giảm đau, bớt mệt mỏi chỉ sau một vài ngày dùng sản phẩm này.”
![]() |
Một đoạn nội dung kịch bản phóng sự bệnh nhân quay quảng cáo bệnh Gout. |
Công khai đăng tuyển người bệnh giả
Lướt qua mấy trang facebook tuyển “diễn viên”, chúng ta sẽ thấy hàng nghìn bài viết tuyển diễn viên đóng quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thẩm mỹ viện, mỹ phẩm… Những bài viết đăng tuyển khá chi tiết thông tin cần và công khai như kiểu: theo kịch bản có sẵn, diễn tốt, độ tuổi, quay review…
“Tìm mẫu nữ quay sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ cho nam giới, cast 700-1tr (hoặc cao hơn, có thể thương lượng cụ thể) cho 1 video giả live từ 2-3 phút theo kịch bản có sẵn, có chạy cue (tức là chạy màn hình chữ trước ống kính). Ưu tiên mẫu nữ trẻ trung, gương mặt quyến rũ, chất giọng bán hàng. Mọi người đăng kí vui lòng comment hoặc inbox cho mình nhé!”
![]() |
“Mình cần 3 chú diễn viên đóng tiểu phẩm và quay review vào t5 (19/12) cho sản phẩm trà xương khớp. Yêu cầu hài hước, biết diễn tiểu phẩm, thoại tốt. Ai có thể tham gia vui lòng gửi mình xin link diễn, profile ạ". Ảnh: chụp màn hình.
![]() |
Ảnh chụp màn hình. |
Không chỉ thế, nhiều bài viết còn yêu cầu đóng giả quân nhân, đóng giả đại lý, thậm chí tuyển cả người nước ngoài: Lào, Campuchia…
“Cast 500k. Con cần tuyển 1 diễn viên Nam 50 tuổi trở lên đóng vai cựu quân nhân (ưu tiên có quần áo bộ đội). Diễn 2h chiều mai từ 1-2h (không tính thời gian học kịch bản) ngày 18/12 cast 500k (tips thêm nếu diễn tốt). Các chú ib trực tiếp các sản phẩm đã từng đóng cho con để con trao đổi kịch bản ạ.”
"Mình cần tìm diễn viên Thái, Lào, Campuchia tại Hà Nội. Độ tuổi từ 35 tuổi. Gửi giúp mình frofile, link diễn nhé".
|
Ảnh chụp màn hình. |
Mỗi bài viết kèm theo đó từ 10 đến gần trăm comment đăng của “diễn viên”, tự đăng hình ảnh, giới thiệu thông tin và sản phẩm của bản thân. Một điều cũng dễ nhận thấy, dù cho sản phẩm hay các loại bệnh nào thì những “diễn viên” ấy đều có thể đăng ký và nhập vai diễn.
Hệ lụy từ những chiêu trò quảng cáo sai sự thật
Những chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng sử dụng "diễn viên" giả bệnh nhân đang lừa dối hàng triệu người tiêu dùng, gây ra nhiều hệ lụy không chỉ về tài chính mà còn về sức khỏe. Sự thật đằng sau những câu chuyện cảm động là những kịch bản được dàn dựng, lợi dụng lòng tin của người bệnh để bán sản phẩm không hiệu quả.
Hệ quả của việc quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật là rất nghiêm trọng. Nhiều người tiêu dùng đã tin tưởng vào những quảng cáo này và chi tiền cho các sản phẩm không hiệu quả. Điều này không chỉ khiến họ mất tiền mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khi thay thế việc điều trị bệnh bằng những sản phẩm không có tác dụng gì.
Chị Nguyễn Thị Hải (46 tuổi, Hưng Yên) - một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, huyết áp chia sẻ: “Nghe lời quảng cáo trên truyền hình, và mạng xã hội, tôi đã mua và dùng thử sản phẩm thực phẩm chức năng, nhưng bệnh tình không thấy thuyên giảm mà còn có dấu hiệu nặng hơn. Chỉ số đường huyết tăng vọt so với trước đây, tôi mới đến bệnh viện kiểm tra lại, bác sĩ bảo tôi không nên tin vào quảng cáo, mà hãy tuân thủ nghiêm ngặt những lời khuyên, điều trị của những người có chuyên môn.”
Có thể nhận thấy, những chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật đã và đang lừa dối hàng triệu người tiêu dùng, gây ra nhiều hệ lụy không chỉ về tài chính mà còn về sức khỏe. Những 'diễn viên' bệnh tật chỉ là một phần của tảng băng chìm. Kỳ sau, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những "chuyên gia" y tế dỏm đang thao túng niềm tin của người tiêu dùng. |
![]() Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi ... |
![]() Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực ... |
![]() Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho ... |
Khỏe – Đẹp 08:43 | Thứ sáu, 16/05/2025
Thái Lan vừa trải qua đợt bùng phát COVID-19 mới do biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron, với hơn 14.000 ca/tuần tại Bangkok. Tại Việt Nam, dịch đã trở thành bệnh lưu hành nhưng ghi nhận tăng nhẹ sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 tại TP Hồ Chí Minh.
Khỏe – Đẹp 15:29 | Thứ ba, 13/05/2025
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra với anh N.V.D, 22 tuổi, tại một xưởng cơ khí là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ về sự chủ quan, lơ là trong công tác an toàn lao động. Trong lúc vận hành máy cắt dọc, do sử dụng găng tay bảo hộ quá rộng, anh D. đã bị cuốn tay vào trục quay, dẫn đến hậu quả đau lòng: đứt lìa đốt xa ngón trỏ tay trái.
Khỏe – Đẹp 09:47 | Thứ sáu, 09/05/2025
Vấn nạn thực phẩm giả đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa an toàn thực phẩm. Bộ Y tế cùng các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh tay đối với tình trạng này.
Sống an toàn 16:51 | Thứ tư, 07/05/2025
Những ngày gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến một loạt vụ việc nhân viên y tế bị hành hung ngay tại cơ sở khám chữa bệnh, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ cứu người. Những hành vi bạo lực này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tạo nên sự phẫn nộ trong cộng đồng, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc bảo vệ đội ngũ thầy thuốc – những người đang ngày đêm trực tiếp chăm lo sức khỏe nhân dân.
Khỏe – Đẹp 13:49 | Thứ tư, 07/05/2025
Lòng se điếu, hay còn gọi là phèo hai da, đã trở thành hiện tượng ẩm thực tại Việt Nam, được săn lùng nhờ hương vị độc đáo và giá trị khan hiếm. Tuy nhiên, những tranh cãi về dinh dưỡng, độ hiếm thực sự và nguy cơ hàng giả đang đặt ra nhiều thách thức cho người tiêu dùng.
Công đoàn với ATVSLĐ 14:07 | 14/05/2025
Khỏe – Đẹp 15:29 | 13/05/2025
Bệnh nghề nghiệp 16:22 | Chủ nhật, 04/05/2025
Phần lớn mọi người không được hướng dẫn cách nghỉ ngơi đúng. Vì vậy, họ trở lại công việc trong tình trạng hỗn loạn cảm xúc, bị phân mảnh chú ý, và khủng hoảng nhẹ về ý nghĩa công việc.
Khỏe – Đẹp 18:56 | Thứ bảy, 03/05/2025
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người lo lắng gan bị quá tải do ăn uống thiếu kiểm soát, đặc biệt là lạm dụng rượu bia. Nhu cầu “bổ gan”, “giải độc” tăng cao, nhưng việc tự ý sử dụng các sản phẩm này mà thiếu hiểu biết đúng đắn có thể gây nguy hiểm thay vì bảo vệ sức khỏe.
Sống an toàn 09:35 | Thứ năm, 01/05/2025
Những suất quà ấm áp từ Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam trao đi trong Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ là sự sẻ chia vật chất thiết thực với người lao động gian truân. Quan trọng hơn, qua sự quan tâm, lắng nghe và những câu chuyện đầy nghị lực, thông điệp về giá trị cốt lõi - "An toàn là trên hết" - càng thêm thấm thía, trở thành động lực để người lao động tự bảo vệ mình giữa bộn bề cuộc sống.
Sống an toàn 17:40 | Thứ ba, 29/04/2025
Ngày 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là sự kiện trọng đại thu hút đông đảo người dân tham gia, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về bảo đảm an toàn và sức khỏe cho mọi người trong điều kiện thời tiết nắng nóng đặc trưng của mùa này.
Khỏe – Đẹp 08:12 | Thứ sáu, 25/04/2025
Thuốc giả đang ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế và niềm tin xã hội. Các loại thuốc giả, với hàm lượng hoạt chất thấp hoặc không đúng như công bố, không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người dùng mà còn làm suy yếu hệ thống y tế và ngành dược. Đây là vấn đề không thể coi thường và đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng, ngành y tế và cộng đồng để bảo vệ sức khỏe và niềm tin xã hội.
Khỏe – Đẹp 08:27 | Thứ năm, 24/04/2025
Sữa giả đang trở thành nỗi ám ảnh với người tiêu dùng Việt, khi các chuyên gia liên tục cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Vụ "Hacofood" như giọt nước tràn ly, đẩy người dân vào vòng xoáy hoang mang, mất phương hướng giữa "ma trận" sản phẩm.
Bệnh nghề nghiệp 09:55 | Thứ ba, 15/04/2025
Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2024, cả nước có đến 42.681 mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 3,42% trong tổng số 1.249.592 mẫu được thu thập tại hơn 5.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2023, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe người lao động, đặc biệt trong bối cảnh công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
Sống an toàn 14:21 | Thứ hai, 14/04/2025
Cuộc đua chuyển đổi số sẽ không thể về đích nếu thiếu đi sự khỏe mạnh về tinh thần của người lao động. Bài viết dưới đây lý giải vì sao việc giảm căng thẳng, lo âu, và kiệt sức lại quan trọng; đồng thời đưa ra 6 biện pháp cốt lõi và nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ nguồn nhân lực thời 4.0.
Sống an toàn 16:09 | Thứ sáu, 11/04/2025
Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn có thể là công cụ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động. Theo chuyên gia, khi được triển khai nhân văn và đúng cách, các công nghệ này giúp giảm stress, tăng sự tự tin và khơi dậy giá trị cá nhân trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc số an toàn và nhân văn.
Khỏe – Đẹp 08:17 | Thứ năm, 10/04/2025
Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.
Sống an toàn 16:12 | Thứ tư, 09/04/2025
Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ. Với tầm nhìn đúng đắn, nó còn có thể trở thành “lá chắn” vững vàng bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là người lao động trong môi trường hiện đại.
Sống an toàn 06:30 | Thứ hai, 07/04/2025
Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đang len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài xu hướng đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động – vốn là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kiểm soát rủi ro cao – cũng đang đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ nhờ ứng dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Sống an toàn 14:05 | Thứ năm, 03/04/2025
Hà Nội cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong năm 2025. Bảo vệ sức khỏe người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.
Khỏe – Đẹp 09:53 | Chủ nhật, 23/03/2025
Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?
Khỏe – Đẹp 17:38 | Thứ bảy, 22/03/2025
Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?
Khỏe – Đẹp 09:49 | Thứ năm, 20/03/2025
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Khỏe – Đẹp 17:29 | Thứ tư, 19/03/2025
Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.
Khỏe – Đẹp 08:16 | Thứ tư, 19/03/2025
Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?
Khỏe – Đẹp 20:17 | Thứ ba, 18/03/2025
Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.
Khỏe – Đẹp 14:53 | Thứ ba, 18/03/2025
Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.