Thứ bảy 21/06/2025 03:10

Một số bài thuốc dân gian phòng, điều trị bệnh hiệu quả trong và sau Tết

Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè, và là thời gian cho những bữa tiệc thịnh soạn, những chuyến đi chơi sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nguy cơ “thực phẩm bẩn” trong dịp Tết

Thông tin từ khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời tiết cuối đông đầu xuân thường có tính hàn - thấp (lạnh, ẩm), khiến con người dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là người già, trẻ em và người có bệnh mạn tính.

Ăn Tết và chơi Tết như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Theo BSCKII Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai, những người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn uống đều đặn, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc này vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh mạn tính.

Các món ăn quen thuộc trong dịp Tết như giò chả, thịt nguội, thịt đông, lạp xưởng, dăm bông… thường khá mặn và nhiều mỡ, không tốt cho người cần chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo. Vì vậy, theo BS Trang, hạn chế các nhóm thực phẩm này là cách ổn định bệnh và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Một số bài thuốc dân gian phòng, điều trị bệnh hiệu quả trong và sau Tết
Bác sỹ khoa YHCT, BV Bạch Mai bốc thuốc cho người bệnh. (Ảnh: BVBM CC)

Thêm vào đó, việc ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều rượu bia cũng làm nặng thêm các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ… Ăn quá nhiều khiến quá tải bộ máy tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì và tăng cân không kiểm soát. Ăn đồ ăn đường phố có thể nhiễm virus, vi khuẩn gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

Theo BSCKII Nguyễn Minh Trang, để phòng bệnh, cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn khi đồ ăn còn ấm, ăn vừa đủ và tránh uống quá nhiều rượu bia. Đồng thời, nên tăng cường sử dụng các gia vị có tính cay ấm như hạt tiêu, gừng, giềng, ớt để làm ấm cơ thể.

“Thời tiết thường lạnh giá, một số bệnh có thể mắc khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột như liệt mặt (liệt thần kinh số VII ngoại biên), vẹo cổ cấp, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Vì vậy, khi đi chơi cần mặc đủ ấm, giữ kín cổ, ở nhà tránh gió lùa, tránh tắm gội khi quá khuya, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.” – BS Trang chia sẻ.

Một số bài thuốc dân gian hiệu quả để phòng và chữa bệnh khi đón Tết

Theo BSCKII Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai, với thời tiết hiện nay, nếu không cẩn thận, người dân dễ mắc một số bệnh thường gặp như cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,... Vì vậy, mỗi người cần biết cách phòng bệnh và điều trị bằng những bài thuốc dân gian với nguyên liệu đơn giản tại vườn nhà.

Tăng sức đề kháng cơ thể: Tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm uống vào buổi sáng (1 nhánh tỏi + 20ml mật ong + 200ml nước sôi); trà kinh giới, quế chi, bạc hà, trà xanh (mỗi thứ 5g pha với 200ml nước sôi, hãm 5-10 phút, uống ấm); trà xanh và gừng (mỗi thứ 10g, sắc hoặc hãm với nước sôi, uống trong ngày).

Một số bài thuốc dân gian phòng, điều trị bệnh hiệu quả trong và sau Tết
Tỏi là vị thuốc có thể phòng và điều trị nhiều bệnh đơn giản tại nhà. (Ảnh minh họa)

Trị cảm lạnh: Bạc hà, kinh giới, tía tô, thông bạch (hành củ) tươi (mỗi thứ 30g), nấu cháo ăn nóng cho ra mồ hôi hoặc sắc nước uống nóng.

Viêm đường hô hấp, ngạt mũi, chảy nước mũi: Tỏi ép lấy nước (1 tép) pha với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1/20, nhỏ mũi. Kinh giới và bạc hà (mỗi thứ 1 nắm) đun lấy nước uống thay trà.

Nôn, đầy bụng, khó tiêu: Gừng 5 lát sắc nước uống ấm; tỏi giã 3-5 nhánh đắp vào vùng rối (nhớ lót vải hoặc giấy tránh bỏng da).

Tiêu chảy, mót rặn: Lá mơ lông 100g và 1 trứng gà, hấp hoặc áp chảo lá chuối, ăn ngày 2 lần; hoắc hương và tô tử (mỗi thứ 10g) sắc uống.

Giải rượu: Nước đậu xanh nấu, nước cơm pha chút đường, nước ép củ cải trắng.

Bên cạnh đó, hàng ngày, có thể xông hơi nhẹ nhàng tại nhà bằng bồ kết, vỏ bưởi khô hoặc tinh dầu (sả, quế, bạc hà, mùi, tràm…), vừa giúp diệt khuẩn không khí, vừa tạo hương thơm dễ chịu đón khách ngày Tết.

Ngoài ra, BS Trang cũng cho biết thêm, cần tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh đậm để bổ sung vitamin C, kết hợp luyện tập dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, tập thể dục thể thao thường xuyên và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng là cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Để chơi Tết và sau Tết an toàn và mạnh khỏe, mỗi người cần luôn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày Tết từ chất bảo quản Nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày Tết từ chất bảo quản

Tuy được phép sử dụng, chất bảo quản thực phẩm vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại nếu dùng quá liều. Ngộ độc, viêm nhiễm, ...

4 cách chọn thực phẩm để những ngày Tết thật khỏe 4 cách chọn thực phẩm để những ngày Tết thật khỏe

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, thời điểm mọi người sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, bạn bè. Đây cũng ...

Dịp Tết, bảo quản thực phẩm đã chế biến như thế nào để bảo đảm an toàn vệ sinh? Dịp Tết, bảo quản thực phẩm đã chế biến như thế nào để bảo đảm an toàn vệ sinh?

Tết đến, xuân về là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm lao động, học ...

Tin cùng chuyên mục

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Sống an toàn

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Khỏe – Đẹp

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.

Thận trọng với thời tiết cực đoan: Kỹ năng tự bảo vệ cho người lao động

Sống an toàn

Thận trọng với thời tiết cực đoan: Kỹ năng tự bảo vệ cho người lao động

Nắng nóng gay gắt, bão lũ bất thường không chỉ gây kiệt sức, bệnh tật mà còn gieo rắc những gánh nặng tâm lý vô hình. Đây là thực tế khắc nghiệt mà người lao động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt. Giữa tâm bão biến đổi khí hậu, việc tự trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần trở thành kỹ năng sinh tồn cấp thiết cho mọi người lao động.

An toàn cháy nổ xe điện: Hiểu đúng bản chất, phòng ngừa chủ động

Sống an toàn

An toàn cháy nổ xe điện: Hiểu đúng bản chất, phòng ngừa chủ động

Xe điện, từ ô tô đến xe máy, xe đạp, đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những sự cố cháy nổ gần đây đã dấy lên lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt đối với những người lao động (NLĐ) làm nghề lái xe công nghệ (dòng xe điện). Để đảm bảo an toàn, người sử dụng xe điện cần hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ và trang bị cho mình những kiến thức phòng ngừa chủ động, thay vì chỉ đơn thuần lo lắng.

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Sống an toàn

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Thị trường xe điện (EV) toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu bởi các mô hình thành công như Na Uy và sự bùng nổ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, con đường điện hóa giao thông vẫn còn nhiều thách thức, từ sự biến động chính sách, hạ tầng chưa theo kịp đến những lo ngại về chi phí và an toàn, khiến nhiều quốc gia phải có những bước đi thận trọng.

Đọc thêm

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sống an toàn

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hôm nay 14/6, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, qua đó tăng thuế đối với thuốc lá, rượu bia, đồng thời áp dụng thuế đối với đồ uống có đường. Đây là một quyết định quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Sống an toàn

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Nhiều vụ cháy nổ liên quan đến xe điện xảy ra gần đây tại Việt Nam và một số nước trên thế giới đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra về đảm bảo an toàn cháy nổ cho xe điện không chỉ là chất lượng xe hay hạ tầng sạc, mà còn là ý thức và thói quen sử dụng của chính người dùng.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Khỏe – Đẹp

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Khỏe – Đẹp

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.

Tắm đêm không chỉ là thói quen "vô hại", người lao động thận trọng

Sống an toàn

Tắm đêm không chỉ là thói quen "vô hại", người lao động thận trọng

Suýt mất thính lực vĩnh viễn chỉ vì thói quen tắm đêm lạnh sau giờ làm việc. Trường hợp điếc đột ngột nghiêm trọng của một thợ sửa ô tô tại Hà Nội là lời cảnh báo khẩn về những hiểm họa sức khỏe rình rập người lao động, không chỉ từ môi trường làm việc độc hại mà còn từ lối sống thiếu khoa học.

Biến đổi khí hậu – hiểm họa mới cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Sống an toàn

Biến đổi khí hậu – hiểm họa mới cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Từ nắng nóng đến sạt lở, thiên tai đang đặt người lao động vào vòng nguy cơ mới – đòi hỏi hành động thiết thực từ nghiên cứu đến chính sách.

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Dưới tác động của nắng nóng kéo dài và gay gắt, nhiều người lao động dễ bị kiệt sức do nóng, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Mỗi trạng thái có nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên việc nhận biết chính xác và sơ cứu đúng cách là rất quan trọng.

Rộ nạn giả danh nhân viên điện lực lừa đảo ở miền Trung

Sống an toàn

Rộ nạn giả danh nhân viên điện lực lừa đảo ở miền Trung

Thời gian gần đây, hiện tượng giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành miền Trung. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, lợi dụng tâm lý lo sợ bị cắt điện và sự thiếu hiểu biết về quy trình ngành điện để chiếm đoạt tài sản.

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Khỏe – Đẹp

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Đầu mùa Hè năm nay, chứng kiến những ngày nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ngoài trời tại nhiều khu vực như Hà Nội đã vượt ngưỡng 39-40 độ C, tạo ra điều kiện làm việc ngoài trời gần như "đổ lửa". Trong hoàn cảnh này, hàng triệu người lao động, từ công nhân xây dựng đến lao động tự do, đang phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được bảo vệ đúng mức.

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Khỏe – Đẹp

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Một bé trai khỏe mạnh đột ngột hôn mê sâu sau hơn một giờ ngồi trong ô tô kín. Các chuyên gia đã "giải mã" nguyên nhân: ngộ độc khí styrene từ chai hóa chất để quên trong xe. Vụ việc không chỉ là tai nạn đơn lẻ mà còn là lời cảnh báo về mối nguy hiểm hóa chất rình rập ngay trong không gian tưởng chừng an toàn nhất – khoang xe.

Lợn nhiễm bệnh vẫn đi tiêu thụ, người tiêu dùng làm gì để phòng tránh?

Sống an toàn

Lợn nhiễm bệnh vẫn đi tiêu thụ, người tiêu dùng làm gì để phòng tránh?

Thịt lợn là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển lợn nhiễm bệnh, thậm chí đã chết để đi tiêu thụ. Việc người tiêu dùng không may tiêu thụ các loại thịt này sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Khỏe – Đẹp

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Trong bối cảnh sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này với những thách thức không nhỏ. Đặc biệt, bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên đang gia tăng về số lượng và độ phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc từ ngành y tế, gia đình và xã hội.

Để mỗi trẻ em được lớn lên trong môi trường an toàn: Ưu tiên nguồn lực, hành động thiết thực

Sống an toàn

Để mỗi trẻ em được lớn lên trong môi trường an toàn: Ưu tiên nguồn lực, hành động thiết thực

Tháng 6 hằng năm được chọn là Tháng hành động vì trẻ em – thời điểm cao điểm để các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội nhìn lại, đánh giá và thúc đẩy các hành động cụ thể nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chủ đề năm 2025 “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em” đặt ra một yêu cầu rõ ràng: cần đầu tư thực chất và đồng bộ để tạo lập môi trường sống an toàn cho mọi trẻ em – cả về thể chất, tinh thần lẫn xã hội.

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Tại nhiều khu công nghiệp, trẻ em là con của công nhân lao động đang đứng trước nguy cơ bị bỏ sót trong các chương trình tiêm chủng định kỳ – khi nhiều người lao động bận rộn, ít quan tâm đến các hoạt động phòng ngừa bệnh dịch; hệ thống y tế cơ sở chưa theo kịp nhu cầu và niềm tin vào vắc-xin có dấu hiệu suy giảm sau đại dịch.

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Khỏe – Đẹp

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai ca thủy đậu biến chứng nặng. Cả hai đều là nam giới trẻ, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhập viện kịp thời nhưng vẫn nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Mới đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa ở đầu hồi nhà. Đây chính là lời cảnh báo với các bậc phụ huynh trong những tháng nghỉ hè của trẻ.

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Khỏe – Đẹp

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Nước ta đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bộ Y tế cảnh báo: dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân lơ là, chủ quan và không chủ động phòng chống.

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Khỏe – Đẹp

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Ngành nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với người lao động. Không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp lớn như điện giật, chết đuối, mà ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể trở thành "án tử" đầy nghiệt ngã.

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Khỏe – Đẹp

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Trong bối cảnh mùa hè đang tới gần, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu du lịch, đi lại và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ lây truyền bệnh COVID-19 tại Việt Nam có thể gia tăng trong thời gian tới. Mặc dù các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không được ghi nhận là gây triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng tình hình vẫn cần được theo dõi chặt chẽ và ứng phó chủ động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.