Thứ năm 03/07/2025 07:39

Người dân Huế và Đà Nẵng chủ động phòng tránh các bệnh đường hô hấp

Trong điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường sau Tết, các bệnh về đường hô hấp, nhất là cúm mùa đang có những diễn biến phức tạp. Người dân, chính quyền hai thành phố Đà Nẵng và Huế đã chủ động phòng tránh các thể bệnh này.
Bệnh cúm nguy hiểm với người bị tiểu đường như thế nào

Nhu cầu tiêm vaccine tăng cao

Tại TP. Huế, lượng người dân đi tiêm vaccine để phòng tránh bệnh cúm tăng mạnh ngay sau Tết Ất Tỵ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Huế ghi nhận từ đầu năm 2025 đến ngày 10/2, có 888 người đến tiêm vaccine phòng cúm. Đặc biệt, sau kỳ nghỉ Tết đến nay có 571 người đến tiêm vaccine, tăng 399 người so với cùng kỳ năm 2024.

Hiện nay bệnh cúm đang được theo dõi trong hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm theo tháng của CDC TP. Huế. Đáng chú ý, không chỉ trẻ em, mà người lớn đi tiêm vaccine cúm cũng tăng cao so với thường kỳ.

Người dân Huế và Đà Nẵng chủ động phòng tránh các bệnh đường hô hấp
Đông đảo người dân đến CDC Huế để tiêm vaccine và khám bệnh sau Tết Ất Tỵ. Ảnh: CDC Huế

“Mình nghe ở nước ngoài người ta mắc cúm nhiều, với lại thời tiết thay đổi thất thường như thế này chủ động đi tiêm vaccine thì tốt hơn”, bà T.B.A, ở phường Vĩnh Ninh, quận Thuận Hóa, chia sẻ khi đến CDC TP. Huế tiêm vaccine.

Còn anh N.V.L, công nhân Khu Công nghiệp Phú Bài, đưa con nhỏ đi tiêm mũi vaccine cúm thứ hai, cho biết: “Mình xem thời sự thấy có nhiều người, nhất là trẻ em mắc cúm. Được tư vấn của bác sĩ nên mình tiêm vaccine cho cháu để chủ động phòng bệnh”.

Người dân Huế và Đà Nẵng chủ động phòng tránh các bệnh đường hô hấp
Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế, nơi điều trị các bệnh nhân mắc cúm mùa. Ảnh: Đình Toàn

Tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế, mặc dù chưa có sự đột biến, nhưng gần đây cơ sở y tế này cũng đã và đang tiếp nhận, điều trị một số bệnh nhân mắc các bệnh cúm.

Đại diện cơ sở y tế này nhận định, với tình hình diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay, thời gian tới người mắc cúm có thể gia tăng, do vậy người dân cần chủ động phòng tránh.

Người dân Huế và Đà Nẵng chủ động phòng tránh các bệnh đường hô hấp
Sau Tết Ất Tỵ , người dân tiêm vaccine tại CDC Đà Nẵng. Ảnh: CDC Đà Nẵng

Tại TP. Đà Nẵng, báo cáo của CDC thành phố cho hay tháng 11 và 12/2024, thành phố có 185 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh; riêng tháng 1/2025 có 122 trường hợp cúm mùa được điều trị. Mặc dù số lượng bệnh nhân mắc cúm bình thường, không đột biến nhưng người dân vẫn chủ động trong việc phòng tránh, nhất là việc tiêm vaccine cúm.

Đà Nẵng hiện có 24 điểm tiêm chủng vaccine cúm, trong 10 ngày đầu tháng 2 vừa qua, các cơ sở tiêm chủng đã tiêm khoảng 10.849 mũi vaccine cúm.

“Đọc báo, xem thời sự thấy tình hình bệnh cúm phức tạp quá nên tranh thủ ngày cuối tuần được nghỉ làm, mình chủ động đưa con đi tiêm vaccine. Cháu được tiêm rồi đi học cũng yên tâm”, chị Lê Thị Phấn, công nhân Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng chia sẻ.

Cấp tốc ứng phó

Để tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, UBND TP. Đà Nẵng cùng đã có chỉ đạo, yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận huyện tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm tại nơi làm việc, gia đình và cộng đồng theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

Người dân Huế và Đà Nẵng chủ động phòng tránh các bệnh đường hô hấp
Ngành Y tế TP. Đà Nẵng tăng cường tập huấn bệnh sởi tại cơ sở y tế, cộng đồng. Ảnh: CDC Đà Nẵng

Tuyên truyền, rà soát tiền sử tiêm vắc xin sởi của trẻ em để thực tiêm vaccine có thành phần sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo lịch tiêm hằng tháng... Khuyến khích tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Còn tại TP. Huế, Chủ tịch UBND thành phố cũng vừa có Quyết định số 1549/UBND-CN về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trên địa bàn thành phố Huế.

Người dân Huế và Đà Nẵng chủ động phòng tránh các bệnh đường hô hấp
Nhân viên y tế CDC Huế hướng dẫn, tư vấn cho người dân đến tiêm vaccine và sử dụng dịch vụ y tế. Ảnh: CDC Huế

Theo chỉ đạo, Sở Y tế chủ trì theo dõi chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, nhất là bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút;

Chủ động công tác giám sát, lưu ý việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp...

Đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng phương án trong tình huống gia tăng các trường hợp nhập viện, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong...

Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm trong cơ cở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu điều trị và phòng, chống bệnh truyền nhiễm...

Chủ tịch UBND TP. Huế cũng yêu cầu Ban Quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine phòng bệnh.

Video Hiểu và phòng tránh bệnh cúm mùa (nguồn: CDC Huế)

Phòng tránh cúm và các bệnh về hô hấp như thế nào?

Theo TS.BS Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, cúm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi là những đối tượng không nên xem nhẹ.

Cúm có thể gây ra bệnh từ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột, người bị cúm thường cảm thấy một số hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi

Ngoài ra, một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn. Điều cần lưu ý là không phải tất cả những người mắc cúm đều bị sốt.

Trong khi đó theo CDC Huế, để phòng, chống bệnh cúm mùa, khi người dân có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi thì không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà, mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử lý kịp thời.

Cần phải che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Bên cạnh đó thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khoẻ.

Đáng chú ý, theo CDC Đà Nẵng, người dân cần phân biệt sự khác nhau giữa “cúm” và “cảm cúm”, bởi cúm có thể diễn tiến nặng, nguy hiểm hơn nhiều với cảm cúm thông thường; tiêm phòng vaccine cúm là rất quan trọng, nhất là với người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền.

Cúm mùa bùng phát: Mẹo hay từ Y học cổ truyền giúp phòng và điều trị hiệu quả Cúm mùa bùng phát: Mẹo hay từ Y học cổ truyền giúp phòng và điều trị hiệu quả

Trong bối cảnh cúm mùa đang lây lan, Y học cổ truyền nổi lên như một giải pháp hiệu quả để phòng ngừa và điều ...

3 lời khuyên quan trọng cho bệnh nhân tim mạch trong mùa cúm 3 lời khuyên quan trọng cho bệnh nhân tim mạch trong mùa cúm

Cúm mùa không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân tim mạch. PGS.TS Nguyễn ...

Bệnh cúm nguy hiểm với người bị tiểu đường như thế nào Bệnh cúm nguy hiểm với người bị tiểu đường như thế nào

Những người mắc các bệnh nền như đái tháo đường là những người có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn, nên tiêm ...

Tin cùng chuyên mục

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Sống an toàn

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Một trường hợp nhiễm sán dây dài tới hơn 3 mét vừa được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thói quen ăn uống tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Khỏe – Đẹp

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Những mong muốn về một vẻ ngoài hoàn hảo đang đẩy nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một giải pháp nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những lời quảng cáo hấp dẫn là bóng tối của những hiểm họa khôn lường, khi không ít người đặt niềm tin sai chỗ vào các cơ sở thẩm mỹ không an toàn, kém chất lượng.

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Sống an toàn

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân D.T.L (32 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng viêm mô bào nghiêm trọng, thậm chí đối diện với nguy cơ nhiễm trùng huyết. Câu chuyện này là hồi chuông báo động dành cho những người lao động nữ, những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc và ít có thời gian chăm sóc bản thân.

Mùa nắng nóng cực đoan: Cẩm nang toàn diện để tránh ngộ độc thực phẩm

Khỏe – Đẹp

Mùa nắng nóng cực đoan: Cẩm nang toàn diện để tránh ngộ độc thực phẩm

Nắng nóng cực đoan mùa hè là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, biến nhiều loại đồ ăn thành “cái bẫy” đối với sức khỏe. Từ những bữa tiệc ngoài trời đến các quán ăn vỉa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn. Nắm vững các nguyên tắc phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong thời điểm này.

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Khỏe – Đẹp

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Mùa Hè với những đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động mà còn là “sát thủ thầm lặng” đối với hàng triệu người lao động đang ngày ngày làm việc dưới trời nắng gắt hoặc trong các nhà xưởng nóng bức.

Đọc thêm

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Khỏe – Đẹp

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Nấm, với hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao, ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến này là những nỗi lo về an toàn thực phẩm. Thị trường nấm đang bị "bủa vây" bởi nhiều vấn đề nhức nhối: nấm không rõ nguồn gốc, nấm nhập khẩu từ Trung Quốc đội lốt hàng Việt, nấm chứa chất bảo quản độc hại, thậm chí cả nấm độc chết người.

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Khỏe – Đẹp

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng và xương đùi bằng Megaprosthesis. Kỹ thuật này được xem là giải pháp tối ưu cho những trường hợp tổn thương nặng mà trước đây có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Khỏe – Đẹp

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 diễn ra từ ngày 25 đến 28/6, trùng với thời điểm thời tiết trên cả nước biến động mạnh: ban ngày nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa dông bất chợt. Trong bối cảnh này, sức khỏe thể chất và tinh thần của gần một triệu sĩ tử trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của phụ huynh mà cả ngành giáo dục và y tế.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Khỏe – Đẹp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Không còn chỉ là câu chuyện của ngành y, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đang trở thành một chiến lược quốc gia, với sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà quản lý và toàn xã hội. Sự ra đời của Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam (VAHCP) chính là bước đi then chốt, hiện thực hóa khát vọng này.

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Sống an toàn

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Khỏe – Đẹp

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Khỏe – Đẹp

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Khỏe – Đẹp

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Dưới tác động của nắng nóng kéo dài và gay gắt, nhiều người lao động dễ bị kiệt sức do nóng, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Mỗi trạng thái có nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên việc nhận biết chính xác và sơ cứu đúng cách là rất quan trọng.

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Khỏe – Đẹp

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Đầu mùa Hè năm nay, chứng kiến những ngày nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ngoài trời tại nhiều khu vực như Hà Nội đã vượt ngưỡng 39-40 độ C, tạo ra điều kiện làm việc ngoài trời gần như "đổ lửa". Trong hoàn cảnh này, hàng triệu người lao động, từ công nhân xây dựng đến lao động tự do, đang phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được bảo vệ đúng mức.

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Khỏe – Đẹp

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Một bé trai khỏe mạnh đột ngột hôn mê sâu sau hơn một giờ ngồi trong ô tô kín. Các chuyên gia đã "giải mã" nguyên nhân: ngộ độc khí styrene từ chai hóa chất để quên trong xe. Vụ việc không chỉ là tai nạn đơn lẻ mà còn là lời cảnh báo về mối nguy hiểm hóa chất rình rập ngay trong không gian tưởng chừng an toàn nhất – khoang xe.

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Khỏe – Đẹp

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Trong bối cảnh sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này với những thách thức không nhỏ. Đặc biệt, bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên đang gia tăng về số lượng và độ phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc từ ngành y tế, gia đình và xã hội.

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Tại nhiều khu công nghiệp, trẻ em là con của công nhân lao động đang đứng trước nguy cơ bị bỏ sót trong các chương trình tiêm chủng định kỳ – khi nhiều người lao động bận rộn, ít quan tâm đến các hoạt động phòng ngừa bệnh dịch; hệ thống y tế cơ sở chưa theo kịp nhu cầu và niềm tin vào vắc-xin có dấu hiệu suy giảm sau đại dịch.

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Khỏe – Đẹp

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai ca thủy đậu biến chứng nặng. Cả hai đều là nam giới trẻ, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhập viện kịp thời nhưng vẫn nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Quảng Bình: Phát hiện 5.000 sản phẩm thuốc kém chất lượng, tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe thế nào?

Khỏe – Đẹp

Quảng Bình: Phát hiện 5.000 sản phẩm thuốc kém chất lượng, tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe thế nào?

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc là những sản phẩm có nhiều tác hại nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người khi không may sử dụng.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Mới đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa ở đầu hồi nhà. Đây chính là lời cảnh báo với các bậc phụ huynh trong những tháng nghỉ hè của trẻ.

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Khỏe – Đẹp

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Nước ta đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bộ Y tế cảnh báo: dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân lơ là, chủ quan và không chủ động phòng chống.

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Khỏe – Đẹp

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Ngành nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với người lao động. Không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp lớn như điện giật, chết đuối, mà ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể trở thành "án tử" đầy nghiệt ngã.

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Khỏe – Đẹp

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Trong bối cảnh mùa hè đang tới gần, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu du lịch, đi lại và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ lây truyền bệnh COVID-19 tại Việt Nam có thể gia tăng trong thời gian tới. Mặc dù các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không được ghi nhận là gây triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng tình hình vẫn cần được theo dõi chặt chẽ và ứng phó chủ động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.