Phân biệt cảm lạnh và cúm mùa để kịp thời điều trị |
Phòng chống cúm mùa theo Y học cổ truyền
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người dân cần nâng cao sức khỏe của bản thân và vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Để thực hiện những điều này thì các phương pháp y học cổ truyền có hiệu quả rất tốt.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thông tin từ khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, một số phương pháp phòng cúm mùa người dân có thể áp dụng dễ dàng như sau:
Vệ sinh môi trường (nhà cửa, nơi làm việc):
Quan điểm của Y học cổ truyền về cúm mùa - cúm A, B Bệnh Cúm mùa (cúm A, B) theo Y học cổ truyền là “Ôn dịch” của học thuyết “Ôn bệnh học” và có tên “Cảm mạo ôn bệnh”. Cúm mùa là một loại bệnh ngoại cảm có tính truyền nhiễm, lây lan mạnh trong cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu do cảm thụ các yếu tố “dịch lệ”, thường xuất hiện theo mùa (thời hành dịch độc) vào cuối đông đầu xuân. Ngoài ra, thời tiết bất thường cũng là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh. Theo nguyên lý YHCT, cùng với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh, cho thấy vị trí gây bệnh của cúm mùa là ở tạng “Phế” (hệ hô hấp), thuộc tính của nguyên nhân gây bệnh là “thấp độc” (các yếu tố dịch bệnh trong môi trường ẩm thấp). Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng. |
Nguyên liệu: Sử dụng dược liệu chứa tinh dầu: Cây sả, Chanh, Quế, Mùi, Bưởi, Tràm gió, Gừng tươi, Kinh giới, Tía tô, Bồ kết… hoặc chế phẩm tinh dầu của các loại dược liệu này.
Cách dùng: Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại từ 100 - 400g tùy theo loại dược liệu và diện tích phòng, cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày thực hiện 2 lần, sáng và chiều.
Lưu ý: Không xông có tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em đang sốt và có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với các loại thảo dược trên.
Vệ sinh cá nhân
Xông mũi: Dùng nồi nấu lá có tinh dầu hay các loại tinh dầu nấu sôi, trùm lên mặt xông, thời gian xông khoảng 15 – 20 phút. Các loại lá có tinh dầu có thể chọn lựa: lá lốt, lá trầu, lá trà, lá ngũ sắc, lá bạch đàn, tỏi, sả, bồ kết, gừng, là bưởi.. Tinh dầu có thể chọn tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu xả…
Việc xông hơi nóng vào mũi, họng và phổi là một giải pháp lý tưởng để vô hiệu hóa sự lây nhiễm của vi rút trong giai đoạn đầu mới nhiễm, khi vi rút khu trú tại chỗ ở mũi, miệng, họng, thậm chí ở phổi nhưng chưa nhiễm vào máu. Nhiệt độ cao sẽ tấn công virus và ngăn chặn quá trình tự nhân đôi của chúng.
Súc miệng: Lấy 10g hương nhu sắc cùng 200ml nước, dùng súc miệng vào 2 lần trong ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủ.
Rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
Bài thuốc phòng và điều trị
Ngọc bình phong tán
Ngọc bình phong tán là tên một bài thuốc cổ từ thời Kim Nguyên (Trung Quốc), có công dụng ích khí, cố biểu và chỉ hãn, thường được dùng để chữa các chứng cảm mạo ở những người thể chất hư nhược. “Bình phong” có nghĩa là tấm chắn. “Ngọc bình phong” là tấm chắn được chế bằng ngọc có công dụng che chắn bảo vệ cơ thể nhằm phòng chống các nhân tố gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
![]() |
Nguồn: BV Bạch Mai |
Bài thuốc gồm 3 vị: hoàng kỳ 18-36g, bạch truật 12g, và phòng phong 6-12g.
Cách dùng: hoàng kỳ, bạch truật, phòng phong sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà hàng ngày. Cũng có thể dùng bài thuốc này dưới dạng sắc uống, mỗi ngày sắc 1 thang.
Kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, với cấu trúc phối hợp 3 vị thuốc nói trên, Ngọc bình phong tán có tác dụng khá đặc biệt trên hệ miễn dịch của cơ thể, vừa nâng cao hệ miễn dịch dịch thể, vừa cải thiện tích cực miễn dịch tế bào, ức chế phản ứng quá mẫn, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc đường hô hấp, từ đó phòng chống hiệu quả tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn và virus gây nên.
Tỏi ngâm mật ong điều trị ho đau rát họng
Nguyên liệu: 200ml mật ong, 30gr tỏi (tương đương với 30 nhánh tỏi), 1 lọ thuỷ tinh dung tích 300ml.
Cách làm: tỏi bóc vỏ đập dập hoặc băm nhỏ để ngoài không khí khoảng 10 phút sau đó cho vào hũ thuỷ tinh đã đựng sẵn 200ml mật ong. Ngâm 2 tuần có thể dùng được. Nếu cần dùng luôn thì đem hỗn hợp tỏi mật ong hấp cách thuỷ 20 phút.
![]() |
Nguồn: BV Bạch Mai |
Lưu ý: Mặc dù tỏi có tác dụng kháng sinh mạnh nhưng tỏi chỉ đem lại hiệu quả đối với trường hợp viêm họng do vi rút, dị ứng hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng khác. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, người đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.
Tập luyện phương pháp thở 4 thì gồm: Hít vào - Giữ hơi – Thở ra – Nín thở
Mỗi lần tập mười hơi thở. Một ngày tập một đến hai lần. Khi chữa bệnh tập nhiều hơn 20 – 40 hơi thở mỗi lần (tăng huyết áp, hen suyễn...). Để theo dõi đủ 10 hơi thở ta dùng các mười ngón tay.
Tác dụng: luyện tổng hợp hô hấp, tuần hoàn và thần kinh; chủ yếu là luyện sự cân bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế.
![]() |
- Thì 1 - HÍT VÀO: Hít vào bằng mũi nhẹ êm, hít vào ngực bụng cùng vươn lên, hít vào vừa đủ - vừa căng (80-85%). Hít vào không gắng gượng do quá sức hít vào để tránh đóng thanh quản. Trong quá trình hít vào, để ý sự nâng lên của lồng ngực và bụng thông qua cảm giác tại 2 bàn tay. Nét mặt tươi, thanh thản.
- Thì 2 - NGƯNG GIỮ HƠI THỞ: Ngưng thở vào (không đóng thanh quản) khoảng 2 - 3 giây. Co nhẹ cơ hậu môn và giữ trong thời gian ngưng thở.
- Thì 3 - THỞ RA: Thả lỏng cơ thắt đáy chậu (hậu môn). Thở ra bằng mũi. Để ý hai bàn tay chằn nhẹ lên ngực – bụng. Khi thở ra, để lồng ngực và bụng xẹp xuống một cách nhẹ nhàng tự nhiên – không kìm cũng không thúc (ngực bụng xuống cùng lúc).
- Thì 4 - NGƯNG GIỮ HƠI THỞ: Sau khi đã xẹp vừa thì ngưng, trong vòng 2 - 3 giây (khi đó Tâm ý vẫn giữ ở hai bàn tay). Giữ trạng thái xẹp này không cho không khí đi vào nhưng thanh quản vẫn mở. Cảm giác toàn thân phẳng dẹp, xẹp, trì nặng trên sàn (như quả bóng hết hơi). Nét mặt thanh thản. Lưu ý: Khi xẹp rồi, giữ độ xẹp đó đúng hiện trạng, không gồng cơ.
Theo các bác sỹ của khoa Y học cổ truyền, BV Bạch Mai, đây là các phương pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bài thuốc y học cổ truyền, tập luyện… đều nhằm mục đích phòng bệnh và trị bệnh ở mức độ nhẹ.
Với các trường hợp như sau thì cần đến bệnh viện ngay: Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật. Khó thở, thở nhanh; hoặc nhịp thở bất thường, đau ngực hoặc đau cơ dữ dội, tím môi và đầu chi lạnh. Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều… Đặc biệt, người già trên 65 tuổi, bệnh nhân có bệnh mạn tính như phổi mạn tính, hen suyễn mãn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, người tiểu đường, gan, thận, tim, phụ nữ mang thai, người có suy giảm miễn dịch… |
![]() Mỗi năm, cúm mùa gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của ... |
![]() Cúm mùa (do virus cúm A, B gây ra) dễ lây lan và gây biến chứng trong mùa lạnh. Để phòng và trị cúm an ... |
![]() Bệnh cúm tưởng chừng đơn giản nhưng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu trì hoãn điều trị. |
Khỏe – Đẹp 08:44 | Thứ hai, 17/02/2025
Nhiễm não mô cầu là bệnh đặc biệt nguy hiểm do tốc độ tiến triển nhanh và có thể cướp đi sinh mạng người bệnh chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và thường để lại di chứng nặng nề.
Khỏe – Đẹp 07:23 | Thứ bảy, 15/02/2025
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã thực hiện thành công ca phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân đầu tiên bằng keo dán sinh học.
Khỏe – Đẹp 15:12 | Thứ sáu, 14/02/2025
Cúm mùa không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân tim mạch. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, đưa ra ba lời khuyên quan trọng cho bệnh nhân tim mạch trong mùa cúm. Đó là gì?
Khỏe – Đẹp 13:08 | Thứ tư, 12/02/2025
Mới đây, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam, 61 tuổi (Hà Nội) trong tình trạng rối loạn ý thức, hôn mê sâu. Kết quả chụp sọ não cho thấy dấu hiệu teo não phù hợp với tuổi tác. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bệnh nhân uống rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc trong nhiều ngày liên tục.
Pháp luật lao động 14:21 | 12/02/2025
Sống an toàn 16:16 | 09/02/2025
Khỏe – Đẹp 17:37 | Thứ ba, 11/02/2025
Với đồng lương eo hẹp, việc con cái ốm đau luôn là gánh nặng lớn đối với các mẹ công nhân. Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết phòng cúm A tiết kiệm, hiệu quả, giúp các mẹ bảo vệ sức khỏe của con yêu mà không tốn kém.
Khỏe – Đẹp 12:14 | Thứ ba, 11/02/2025
Giữa lúc dịch cúm mùa hoành hành, tình trạng "lùng sục" Tamiflu tăng vọt, đẩy giá thuốc lên trời. Nhưng sự thật là, lạm dụng Tamiflu không chỉ tốn kém mà còn nguy hiểm!
Khỏe – Đẹp 17:27 | Thứ hai, 10/02/2025
Việc pha chế rượu bằng cồn y tế có thể gây tử vong - vụ việc thương tâm ở Hội An là một lời cảnh tỉnh đắt giá...
Khỏe – Đẹp 16:59 | Thứ bảy, 08/02/2025
Vào ngày 7/2/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 11/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt rét đậm, rét hại kéo dài, bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Sống an toàn 16:49 | Thứ bảy, 08/02/2025
Bệnh cúm tưởng chừng đơn giản nhưng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu trì hoãn điều trị.
Khỏe – Đẹp 09:32 | Thứ bảy, 08/02/2025
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng cao và lây lan nhanh chóng, khiến nhiều người lo lắng. Có nên tắm hay xông hơi khi bị cúm?, là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân.
Khỏe – Đẹp 10:27 | Thứ sáu, 07/02/2025
Trước tình hình rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng, Bộ Y tế vừa ban hành công văn khẩn số 557/BYT-MT, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Giang đến Thừa Thiên Huế tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là người lao động ngoài trời, người già và trẻ em.
Khỏe – Đẹp 09:41 | Thứ sáu, 07/02/2025
Cúm mùa (do virus cúm A, B gây ra) dễ lây lan và gây biến chứng trong mùa lạnh. Để phòng và trị cúm an toàn, hiệu quả, hãy tham khảo ngay 4 bài thuốc Đông y đơn giản từ dược liệu vườn nhà.
Sống an toàn 15:21 | Thứ năm, 06/02/2025
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có một trường hợp nguy kịch phải can thiệp ECMO. Trước nguy cơ dịch cúm A, B vẫn có thể bùng phát, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan.
Sống an toàn 09:03 | Thứ năm, 06/02/2025
Các đại dịch cúm trong lịch sử nhân loại đã định hình phản ứng y tế công cộng qua nhiều thập kỷ. Những sự kiện lịch sử này cũng nhắc nhở chúng ta về tác động tiềm ẩn của các đợt bùng phát virus cúm đối với sức khỏe con người.
Sống an toàn 17:09 | Thứ tư, 05/02/2025
Mỗi năm, cúm mùa gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Các chuyên gia cảnh báo, nếu có hai biểu hiện suy hô hấp là thở nhanh, thở nông và SpO2 giảm dưới 95%, người bệnh cần nhập viện ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
Khỏe – Đẹp 14:54 | Thứ ba, 04/02/2025
Dịp Tết vừa qua, các bệnh viện đã chứng kiến sự gia tăng đáng báo động về số ca cấp cứu và đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ. Theo thống kê từ Bệnh viện Bạch Mai, số ca đột quỵ nhập viện cấp cứu tăng tới 30-40% so với ngày thường. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng lo ngại này và làm thế nào để phòng tránh "cơn bão" đột quỵ, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình?
Sống an toàn 15:19 | Thứ sáu, 31/01/2025
Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè, và là thời gian cho những bữa tiệc thịnh soạn, những chuyến đi chơi sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Sống an toàn 08:42 | Thứ năm, 30/01/2025
Tết Nguyên Đán đang cận kề, nhưng niềm vui sum họp đôi khi lại đi kèm với những lo toan về sức khỏe. Vậy làm thế nào để có một mùa Tết an vui, khỏe mạnh? Phóng viên (PV) Tạp chí LĐ&CĐ đã có cuộc trao đổi cùng TS. BS. Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Khỏe – Đẹp 06:07 | Thứ tư, 29/01/2025
Tết là thời điểm người công nhân có thể thư giãn, tận hưởng “cuộc sống chậm”. Đi đâu, chơi gì là câu hỏi của không ít người. Dưới đây là một số gợi ý NLĐ có thể tham khảo, dành thời gian khám phá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 để vui và “nạp” thêm năng lượng tích cực.
Khỏe – Đẹp 09:29 | Thứ hai, 27/01/2025
Tết Nguyên Đán 2025 là cơ hội để người lao động Huế khám phá vùng đất Cố đô với vẻ đẹp rất khác, đồng thời hòa mình vào đời sống văn hóa của địa phương có bề dày lịch sử bằng các hoạt động trải nghiệm, lễ hội truyền thống thú vị và an toàn.
Sống an toàn 06:50 | Thứ hai, 27/01/2025
Ngày Tết là dịp người người, nhà nhà sum vầy bên nhau, cũng là thời điểm người Việt sử dụng rượu bia nhiều hơn. Bên cạnh niềm vui, việc lạm dụng rượu bia, đặc biệt là rượu không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), một trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014, chủ kênh Youtube “Bác sĩ Trần Văn Phúc Official” với hàng trăm nghìn người đăng ký theo dõi đã chia sẻ với phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn những thông tin quan trọng về tác động của rượu bia, cách phòng tránh ngộ độc và lời khuyên để mọi người đón Tết an toàn, ý nghĩa.
Khỏe – Đẹp 11:06 | Chủ nhật, 26/01/2025
Vụ cháy đáng tiếc đã xảy ra tại một căn hộ ở phố Tôn Thất Thiệp (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) vào ngày 25/1, khi chủ nhà vắng mặt để về quê đón Tết Nguyên đán. Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cháy nổ gia tăng trong dịp lễ Tết, đặc biệt là khi người dân thường có xu hướng đi xa nhà.
Khỏe – Đẹp 07:43 | Chủ nhật, 26/01/2025
Tết Nguyên Đán là dịp thị trường thực phẩm dịp trở nên đặc biệt sôi động. Bên cạnh những món ăn truyền thống, hàng hóa thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các loại bánh kẹo và thực phẩm đông lạnh đang chiếm ưu thế. Thế nhưng, chất lượng của những mặt hàng này không phải lúc nào cũng được đảm bảo.
Khỏe – Đẹp 16:51 | Thứ sáu, 24/01/2025
Mới đây, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận cấp cứu 32 bệnh nhi bị ngộ độc, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột.