Thứ sáu 03/05/2024 19:00

Tăng giờ làm thêm và vấn đề an toàn lao động

Tăng số giờ làm thêm cần theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện thu nhập, thay vì để vắt kiệt sức lao động, ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng sống của người lao động (NLĐ). Đặc biệt, tăng giờ làm thêm cần xuất phát từ sự thỏa thuận, tự nguyện của NLĐ và người sử dụng lao động. Doanh nghiệp cần chú trọng quan tâm đến tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần của NLĐ cũng như tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thời gian NLĐ làm thêm, tăng ca.
Tăng giờ làm thêm và vấn đề an toàn lao động
Tăng giờ làm thêm cần xuất phát từ sự thỏa thuận, tự nguyện của NLĐ và người sử dụng lao động. Trong ảnh: Công nhân Công ty Cổ phần In số 7, Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) đang làm việc. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Làm thêm và những vấn đề đặt ra đối với sức khỏe NLĐ

Theo Báo cáo Điều tra lao động, việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê, hiện có gần 41% lao động làm việc từ 40 đến 48 giờ mỗi tuần; 30,8% làm việc trên 48 giờ mỗi tuần. Tỷ trọng lao động làm việc trên 48 giờ một tuần của nam (33,9%) cao hơn nữ (27,4%). Cả nước có 7,5% số lao động làm việc trên 60 giờ mỗi tuần, cao nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với 9,3%.

Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được coi là một giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, bởi toàn bộ nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19.

Nới trần giờ làm thêm lên 60 giờ/tháng cũng là một giải pháp giúp doanh nghiệp đáp ứng được những đơn hàng trong thời điểm như hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lẫn NLĐ cũng mong muốn được thỏa thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, bù cho khoảng thời gian ngừng việc, với nhu cầu làm thêm hơn 40 giờ/tháng và từ hơn 200 đến 300 giờ/năm, không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc.

Thời gian và cường độ lao động là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp và chính NLĐ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn, cuộc sống gia đình của NLĐ. Việc điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp, đóng góp vào quá trình phục hồi nền kinh tế, nhưng mặt khác phải chú ý đến vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống của NLĐ.

Giới chủ, hiệp hội doanh nghiệp đều muốn tăng giờ làm thêm vì mang lại nhiều lợi ích, như giảm khoản đóng Bảo hiểm xã hội, tận dụng sức lao động, chi phí rẻ... Ngược lại, NLĐ hưởng lợi rất ít và phải đánh đổi rất nhiều về sức khỏe, thời gian cho gia đình, con cái và các hoạt động cá nhân khác.

Tại các doanh nghiệp, công nhân thường đảm nhiệm một vị trí cố định trong dây chuyền. Việc thường xuyên phải ngồi hoặc đứng trong quá trình làm việc liên tục nhiều giờ khiến NLĐ mệt mỏi, mất sức. Đây là nguyên nhân khiến không ít nữ công nhân ngất xỉu trong giờ làm thêm, đặc biệt là không còn sức lực, thời gian chăm sóc cho gia đình.

Khi thời gian làm việc tăng lên, NLĐ có thể gặp phải nhiều vấn đề như: mệt mỏi; buồn ngủ; cáu gắt; giảm sự tỉnh táo, tập trung và trí nhớ; thiếu động lực; tăng nhạy cảm với bệnh tật; phiền muộn; đau đầu; chán ăn và các vấn đề tiêu hóa, … Nhiều người sau khi đã khỏi Covid-19 gặp phải tình trạng mất ngủ kéo dài, mất tập trung, hô hấp kém, … Làm việc liên tục trong thời gian dài, NLĐ sẽ phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe của chính họ cũng như sự an toàn của những người khác và cả dây chuyền sản xuất. Còn một mối lo ngại khi kéo dài ngày và giờ làm việc đó là, NLĐ chỉ có thể thực hiện được rất ít hoạt động như: làm việc, ăn và ngủ.

Việc thiếu thời gian rảnh để nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt động giải trí có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Khi sức khỏe thể chất và tinh thần của NLĐ không được đảm bảo thì nguy cơ xảy ra các sự cố trong quá trình sản xuất là rất lớn. Mặc dù việc làm thêm là thỏa thuận nhưng nhu cầu, áp lực về kinh tế sẽ làm cho NLĐ khó có thể từ chối việc làm thêm giờ.

Thực tế cho thấy, công nhân trong các doanh nghiệp, nhà máy làm việc đến 48 giờ/tuần, thì trong một năm, công nhân phải làm nhiều hơn 400 giờ. Tiếp tục tăng ca, sức khỏe công nhân sẽ suy giảm, dễ xảy ra tai nạn lao động. Dù đây chỉ là quy định về giải pháp tình thế nhằm tháo gỡ khó khăn tạm thời và trong thời gian ngắn cho doanh nghiệp; hết năm nay, sẽ quay trở lại theo quy định của Bộ luật Lao động kèm với đó là giải pháp đảm bảo quyền lợi, chế độ của NLĐ trong làm thêm giờ, song vẫn cần phải có những điều kiện đi kèm nhằm bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho NLĐ.

Tăng giờ làm thêm và vấn đề an toàn lao động
Cần coi trọng công tác phòng tránh bệnh nghề nghiệp, xây dựng môi trường làm việc an toàn cho NLĐ. Trong ảnh: Tư vấn, khám bệnh miễn phí cho công nhân lao động tại Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Ảnh: Ý YÊN.

Một số kiến nghị

Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy, để giảm thiểu tối đa những nguy cơ rủi ro về sức khỏe và an toàn lao động trong quá trình thực hiện quy định này cần:

Xem xét các các mối nguy hiểm nghề nghiệp như hóa chất hoặc tiếp xúc với tiếng ồn, các khía cạnh của thiết kế công việc như lịch trình nghỉ ngơi. Những thay đổi trong môi trường hoặc thiết kế công việc đôi khi có thể khiến một ngày làm việc kéo dài được NLĐ chấp nhận hơn.

Quan tâm đến các nhu cầu về tinh thần và cảm xúc của NLĐ. Công việc đòi hỏi sự chú ý liên tục hoặc trí óc căng thẳng có thể sẽ ít phù hợp đối với chế độ ngày làm việc kéo dài. Cần sử dụng thêm thời gian nghỉ ngơi hoặc thay đổi các nhiệm vụ công việc để giúp NLĐ giảm bớt sự căng thẳng của ngày làm việc kéo dài.

Cần coi trọng công tác phòng, tránh bệnh nghề nghiệp, xây dựng môi trường làm việc an toàn cho NLĐ. Bởi dù có nguồn thu nhập tăng thêm, nhưng nếu sức khỏe của NLĐ bị ảnh hưởng, hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, thì thu nhập đó cũng không đủ bù đắp và không còn ý nghĩa. Mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần xem NLĐ là tài sản quý giá để có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, hướng đến đầu tư năng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Xem xét các nhu cầu khác về thời gian của NLĐ (chẳng hạn nhu cầu trông giữ trẻ; nhu cầu giải trí, nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa, …).

Lắng nghe phản ứng của NLĐ cũng như ý kiến của họ, tìm hiểu mức độ hài lòng của họ khi kéo dài thời gian làm việc; đánh giá mức độ NLĐ chấp nhận và thích nghi với việc kéo dài thời gian này. NLĐ nên chủ động đề xuất về mong muốn làm thêm của cá nhân; công đoàn cơ sở đại diện cho NLĐ đối thoại, thương lượng để trong giai đoạn đặc biệt này, NLĐ sẵn sàng làm hơn giờ so với quy định hiện hành. NLĐ cống hiến cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng bù đắp lại bằng cách tăng lương cho họ và quan tâm đến chế độ bồi dưỡng giữa ca, ăn ca, ... để NLĐ có sức khỏe.

Tăng giờ làm thêm và vấn đề an toàn lao động
Đoàn viên công đoàn trao đổi tâm tư, nguyện vọng tại Hội nghị lấy ý kiến về việc làm, đời sống NLĐ ở Khu công nghiệp Long Đức, do Liên đoàn Lao động tỉnh Trà Vinh tổ chức. Ảnh: PHAN TUẤN

Cần có quy định chặt chẽ, chế tài nghiêm minh, trong đó cần nhấn mạnh đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. NLĐ phải được đối xử công bằng, bình đẳng, không vì lý do không muốn làm thêm giờ mà bị gây khó khăn, o ép, thậm chí bị chủ sử dụng lao động tìm cớ để sa thải họ.

Doanh nghiệp có thể thử nghiệm kéo dài thời gian làm việc với một nhóm hoặc một bộ phận sản xuất kinh doanh để đánh giá tình hình thực tế sức khỏe và sức chịu đựng của NLĐ; đánh giá an toàn lao động và các nguy cơ tai nạn lao động.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của NLĐ về mong muốn của họ khi có sự thay đổi trong thời gian làm việc, cụ thể là trong một ngày làm việc kéo dài. Bởi xét trên khía cạnh tâm lý và sức khỏe, sự hồi phục của NLĐ (nhất là những lao động đã mắc Covid-19) khi phải tăng cường độ lao động thông qua kéo dài thời gian làm việc trong khoảng thời gian dài thì cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, cần có sự giám sát của cơ quan quản lý về phương án làm thêm giờ tại các doanh nghiệp để giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất lao động và tâm lý làm việc của NLĐ.

Hiện nay, quy định của pháp luật giao cho doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chính về điều kiện lao động, sử dụng NLĐ cho phù hợp và giám sát chính về an toàn, vệ sinh lao động, đó là trách nhiệm của doanh nghiệp. Còn với cơ quan quản lý Nhà nước, trước khi làm thêm, doanh nghiệp phải có thông báo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương sẽ tùy theo tình hình mà có sự kiểm tra, giám sát, thanh tra.

Bên cạnh đó quy định Công đoàn cơ sở - tổ chức đại diện của người lao động phải căn cứ vào thỏa ước lao động tập thể, căn cứ vào hợp đồng giữa người sử dụng lao động với NLĐ để có sự giám sát việc tuân thủ pháp luật, đảm bảo điều kiện làm việc cho NLĐ và đảm bảo không để NLĐ bị quá sức, gây mất an toàn trong quá trình sản xuất.

TS. NGUYỄN TUẤN ANH - Viện Nghiên cứu Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu - Trao đổi

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu của pháp luật.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiên cứu - Trao đổi

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Đọc thêm

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).