Thứ năm 03/07/2025 12:13

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.
"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Nguy cơ tổn thương gan và các tác dụng phụ nghiêm trọng của thực phẩm chức năng

Sự gia tăng tiêu thụ thực phẩm bổ sung trong những năm gần đây đã dẫn đến nhiều lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ tổn thương gan. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng các sản phẩm thảo dược không được kiểm soát có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về gan. Ngoài ra, Quỹ Gan Hoa Kỳ (American Liver Foundation) cảnh báo rằng một số vitamin và khoáng chất, như vitamin A, sắt và niacin, có thể gây hại cho gan nếu sử dụng với liều lượng cao hơn mức cần thiết hoặc được kê đơn.

Theo bác sĩ dịch tễ học và nội tiết JoAnn Manson từ Bệnh viện Brigham and Women’s (Mỹ): “Mọi người đang tìm kiếm thuốc “trường sinh bất lão”, nhưng thực phẩm bổ sung không phải là giải pháp an toàn. Hơn 80% sản phẩm trên thị trường chưa được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn”.

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh
Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe. Ảnh minh họa

Khi ngành công nghiệp thực phẩm bổ sung ngày càng phát triển, các tác dụng phụ cũng tăng theo. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philadelphia (Mỹ) đăng trên Tạp chí y học Hepatology, 20% tổn thương gan do thuốc ở Mỹ hiện liên quan đến thực phẩm bổ sung thảo dược và dinh dưỡng. Một số phân tích còn ước tính con số này có thể lên đến 43%. Trong khi đó, số lượng người trên danh sách chờ ghép gan ở Mỹ do suy gan liên quan đến thực phẩm bổ sung đã tăng từ 1% lên 7% giữa năm 1995 và 2020. Tức là trong suốt 25 năm qua, tỷ lệ tổn thương gan do thực phẩm bổ sung đã tăng 7 lần.

Bác sĩ Richard Williams, chuyên gia về tiêu hóa tại New York (Mỹ), chia sẻ về bệnh nhân của mình: “Tôi từng điều trị cho một phụ nữ trung niên bị suy gan cấp tính. Bà ấy dùng thực phẩm bổ sung chứa chiết xuất trà xanh liều cao mỗi ngày trong hơn 6 tháng mà không biết rằng nó có thể gây hại cho gan. Khi nhập viện, bệnh nhân rất sốc khi biết nguyên nhân thực sự. Một trường hợp khác, bệnh nhân nam gặp vấn đề về huyết áp sau khi dùng thực phẩm bổ sung hỗ trợ giảm cân. Người này không biết rằng sản phẩm này chứa chất kích thích làm tăng nhịp tim. Đây là điều rất đáng lo ngại khi nhiều người tiêu dùng không đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng”.

Một số thành phần phổ biến trong thực phẩm chức năng như chiết xuất trà xanh, nghệ, sâm Ấn Độ (Ashwagandha) hay men gạo đỏ có thể gây viêm gan hoặc làm suy giảm chức năng gan nếu sử dụng không đúng cách. Bác sĩ Marwan Ghabril, chuyên gia về gan tại Trường Y Indiana (Mỹ), cảnh báo: “Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thực phẩm bổ sung có thể gây tổn thương gan giống như các loại thuốc kê đơn”.

Bên cạnh đó, việc các loại thực phẩm bổ sung bị dán sai nhãn và làm giả tràn lan cũng khiến việc xác định tác dụng phụ trở nên khó khăn. Người dùng thường kết hợp và sử dụng nhiều loại thực phẩm bổ sung với nhiều hoạt chất khác nhau, đôi khi ở liều rất cao hoặc cùng với các loại thuốc khác, trong khi các nhà sản xuất thay thế các thành phần rẻ hơn để giảm chi phí.

Theo National Geographic, một số nghiên cứu đã tiết lộ, trong một vài trường hợp hiếm, thực phẩm bổ sung bị nhiễm kim loại nặng như chì và asen, ma túy tổng hợp, vi khuẩn, nấm men và một số loại nấm khác - các tác nhân liên quan đến sa sút trí tuệ, nhiễm trùng, giòn xương và viêm ruột thừa, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Lạm dụng thực phẩm chức năng liều cao - nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng

Cũng cần lưu ý, một trong những nguy cơ lớn nhất của thực phẩm chức năng là tiêu thụ quá mức liều lượng khuyến nghị. Theo bác sĩ Dariush Mozaffarian - Hiệu trưởng Trường Khoa học và Chính sách Dinh dưỡng Friedman tại Đại học Tufts (Mỹ): “Khi nói đến thực phẩm bổ sung, nhiều không có nghĩa là tốt”.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin A hoặc E với liều cao có thể dẫn đến ngộ độc gan, rối loạn chuyển hóa, gây hại cho thận và tim mạch. Ngoài ra, một số thực phẩm bổ sung có thể gây tương tác với thuốc điều trị bệnh. Chẳng hạn, vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, hoặc một số thành phần khác có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị tim mạch, trầm cảm và huyết áp.

Mặc dù một số nhóm đối tượng như phụ nữ mang thai, người cao tuổi hoặc người có chế độ ăn kiêng đặc biệt có thể cần bổ sung một số dưỡng chất, nhưng việc lạm dụng thực phẩm chức năng mà không có sự tư vấn y tế có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Lời khuyên từ chuyên gia

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên ưu tiên chế độ ăn uống tự nhiên, cân bằng thay vì lạm dụng thực phẩm bổ sung. Nếu cần sử dụng, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thứ nhất, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, đặc biệt nếu đang dùng thuốc điều trị, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Chỉ sử dụng đúng liều khuyến nghị để tránh các tương tác thuốc không mong muốn cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn.

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh
Các loại thực phẩm chức năng bổ sung không thể thay thế một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh. Ảnh minh hoạ

Thứ hai, thực phẩm chức năng không được kiểm soát chặt chẽ như thuốc kê đơn, do đó, người tiêu dùng cần cẩn trọng. Để bảo vệ bản thân, mỗi người cần trang bị kiến thức đúng đắn và có sự lựa chọn thông minh khi sử dụng các sản phẩm này. Hãy chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có kiểm định chất lượng bởi bên thứ ba uy tín để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Thứ ba, thực phẩm bổ sung có thể hữu ích trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm tự nhiên vẫn là nền tảng quan trọng nhất để duy trì sức khỏe.

Theo bác sĩ Mozaffarian: “Chìa khóa để sống lâu và khỏe mạnh không nằm trong một viên thuốc bổ, mà là chế độ ăn uống cân bằng, vận động hợp lý, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng. Cơ thể cần vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, không phải từ lọ thuốc”.

Đồng quan điểm, chuyên gia dinh dưỡng Janice Hermann tại Đại học Bang Oklahoma (Mỹ) nhấn mạnh: “Để có sức khỏe tốt, cần ưu tiên thực phẩm tự nhiên. Thực phẩm bổ sung không thể là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, vì chúng chỉ chứa một số vitamin hoặc khoáng chất cụ thể, trong khi thực phẩm tự nhiên mang lại giá trị dinh dưỡng toàn diện hơn”.

Tóm lại, thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ sức khỏe nếu sử dụng đúng cách, nhưng chúng không phải “thần dược”. Người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng, không chạy theo xu hướng hay tin vào quảng cáo quá mức. Việc bổ sung bất kỳ loại thuốc bổ nào đều cần có cơ sở khoa học. Trước khi sử dụng, hãy tìm hiểu kỹ sản phẩm, chọn nguồn uy tín và tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh rủi ro cho sức khỏe.

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Sản phẩm Kẹo Rau Củ Kera, với những lời quảng cáo gây xôn xao về việc thay thế rau xanh bằng một viên kẹo, đã ...

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng ...

Lật tẩy chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng - Kỳ 1: Thuê “bệnh nhân diễn viên” chỉ 300-500 ngàn đồng Lật tẩy chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng - Kỳ 1: Thuê “bệnh nhân diễn viên” chỉ 300-500 ngàn đồng

LTS: Thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ, nhưng đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ ...

National Geographic Society, Hepatology Journal

Tin cùng chuyên mục

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Sống an toàn

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Một trường hợp nhiễm sán dây dài tới hơn 3 mét vừa được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thói quen ăn uống tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Khỏe – Đẹp

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Những mong muốn về một vẻ ngoài hoàn hảo đang đẩy nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một giải pháp nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những lời quảng cáo hấp dẫn là bóng tối của những hiểm họa khôn lường, khi không ít người đặt niềm tin sai chỗ vào các cơ sở thẩm mỹ không an toàn, kém chất lượng.

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Sống an toàn

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân D.T.L (32 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng viêm mô bào nghiêm trọng, thậm chí đối diện với nguy cơ nhiễm trùng huyết. Câu chuyện này là hồi chuông báo động dành cho những người lao động nữ, những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc và ít có thời gian chăm sóc bản thân.

Mùa nắng nóng cực đoan: Cẩm nang toàn diện để tránh ngộ độc thực phẩm

Khỏe – Đẹp

Mùa nắng nóng cực đoan: Cẩm nang toàn diện để tránh ngộ độc thực phẩm

Nắng nóng cực đoan mùa hè là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, biến nhiều loại đồ ăn thành “cái bẫy” đối với sức khỏe. Từ những bữa tiệc ngoài trời đến các quán ăn vỉa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn. Nắm vững các nguyên tắc phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong thời điểm này.

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Khỏe – Đẹp

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Mùa Hè với những đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động mà còn là “sát thủ thầm lặng” đối với hàng triệu người lao động đang ngày ngày làm việc dưới trời nắng gắt hoặc trong các nhà xưởng nóng bức.

Đọc thêm

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Khỏe – Đẹp

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Nấm, với hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao, ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến này là những nỗi lo về an toàn thực phẩm. Thị trường nấm đang bị "bủa vây" bởi nhiều vấn đề nhức nhối: nấm không rõ nguồn gốc, nấm nhập khẩu từ Trung Quốc đội lốt hàng Việt, nấm chứa chất bảo quản độc hại, thậm chí cả nấm độc chết người.

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Khỏe – Đẹp

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng và xương đùi bằng Megaprosthesis. Kỹ thuật này được xem là giải pháp tối ưu cho những trường hợp tổn thương nặng mà trước đây có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Khỏe – Đẹp

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 diễn ra từ ngày 25 đến 28/6, trùng với thời điểm thời tiết trên cả nước biến động mạnh: ban ngày nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa dông bất chợt. Trong bối cảnh này, sức khỏe thể chất và tinh thần của gần một triệu sĩ tử trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của phụ huynh mà cả ngành giáo dục và y tế.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Khỏe – Đẹp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Không còn chỉ là câu chuyện của ngành y, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đang trở thành một chiến lược quốc gia, với sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà quản lý và toàn xã hội. Sự ra đời của Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam (VAHCP) chính là bước đi then chốt, hiện thực hóa khát vọng này.

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Sống an toàn

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Khỏe – Đẹp

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Khỏe – Đẹp

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Khỏe – Đẹp

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Dưới tác động của nắng nóng kéo dài và gay gắt, nhiều người lao động dễ bị kiệt sức do nóng, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Mỗi trạng thái có nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên việc nhận biết chính xác và sơ cứu đúng cách là rất quan trọng.

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Khỏe – Đẹp

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Đầu mùa Hè năm nay, chứng kiến những ngày nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ngoài trời tại nhiều khu vực như Hà Nội đã vượt ngưỡng 39-40 độ C, tạo ra điều kiện làm việc ngoài trời gần như "đổ lửa". Trong hoàn cảnh này, hàng triệu người lao động, từ công nhân xây dựng đến lao động tự do, đang phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được bảo vệ đúng mức.

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Khỏe – Đẹp

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Một bé trai khỏe mạnh đột ngột hôn mê sâu sau hơn một giờ ngồi trong ô tô kín. Các chuyên gia đã "giải mã" nguyên nhân: ngộ độc khí styrene từ chai hóa chất để quên trong xe. Vụ việc không chỉ là tai nạn đơn lẻ mà còn là lời cảnh báo về mối nguy hiểm hóa chất rình rập ngay trong không gian tưởng chừng an toàn nhất – khoang xe.

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Khỏe – Đẹp

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Trong bối cảnh sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này với những thách thức không nhỏ. Đặc biệt, bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên đang gia tăng về số lượng và độ phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc từ ngành y tế, gia đình và xã hội.

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Tại nhiều khu công nghiệp, trẻ em là con của công nhân lao động đang đứng trước nguy cơ bị bỏ sót trong các chương trình tiêm chủng định kỳ – khi nhiều người lao động bận rộn, ít quan tâm đến các hoạt động phòng ngừa bệnh dịch; hệ thống y tế cơ sở chưa theo kịp nhu cầu và niềm tin vào vắc-xin có dấu hiệu suy giảm sau đại dịch.

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Khỏe – Đẹp

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai ca thủy đậu biến chứng nặng. Cả hai đều là nam giới trẻ, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhập viện kịp thời nhưng vẫn nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Mới đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa ở đầu hồi nhà. Đây chính là lời cảnh báo với các bậc phụ huynh trong những tháng nghỉ hè của trẻ.

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Khỏe – Đẹp

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Nước ta đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bộ Y tế cảnh báo: dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân lơ là, chủ quan và không chủ động phòng chống.

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Khỏe – Đẹp

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Ngành nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với người lao động. Không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp lớn như điện giật, chết đuối, mà ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể trở thành "án tử" đầy nghiệt ngã.

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Khỏe – Đẹp

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Trong bối cảnh mùa hè đang tới gần, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu du lịch, đi lại và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ lây truyền bệnh COVID-19 tại Việt Nam có thể gia tăng trong thời gian tới. Mặc dù các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không được ghi nhận là gây triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng tình hình vẫn cần được theo dõi chặt chẽ và ứng phó chủ động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ngộ độc khí CO – “Sát thủ vô hình” trong môi trường lao động: Lời cảnh báo sau thảm kịch ở Đồng Nai

Khỏe – Đẹp

Ngộ độc khí CO – “Sát thủ vô hình” trong môi trường lao động: Lời cảnh báo sau thảm kịch ở Đồng Nai

Hằng năm, chúng ta vẫn ghi nhận hàng chục ca tử vong và hàng trăm trường hợp phải nhập viện do ngộ độc CO, đây thực sự là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Vụ việc thương tâm khiến hai công nhân tử vong và ba người nguy kịch nghi do ngộ độc khí Carbon Monoxide (CO) tại nhà máy gạch men ở Đồng Nai ngày 25/5 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của "sát thủ thầm lặng" này, đặc biệt trong các môi trường lao động đặc thù.