Chủ nhật 06/07/2025 00:18

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Chúng ta đang tiêu thụ vi nhựa mỗi ngày. Từ nước uống, thực phẩm đến không khí, các hạt nhựa siêu nhỏ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và âm thầm xâm nhập cơ thể con người. Vậy hạt vi nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Liệu chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự xâm nhập của vi nhựa và bảo vệ sức khỏe của chính mình?
6/6 mẫu muối gia vị ở Hà Nội đều nhiễm vi nhựa và nỗi lo lắng của người dân

Vi nhựa: “Sát thủ thầm lặng” trong cơ thể con người

Mỗi ngày, con người vô tình tiêu thụ hàng chục nghìn hạt vi nhựa qua thực phẩm, nước uống và không khí. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Environmental Research, một người trưởng thành có thể hấp thụ từ 78.000 đến 211.000 hạt vi nhựa mỗi năm. Những hạt nhựa này không chỉ tồn tại trong máu, phổi mà còn có thể xâm nhập vào não, gan và hệ sinh sản, làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe toàn cầu. Vậy vi nhựa là gì, chúng đến từ đâu và ảnh hưởng thế nào đến cơ thể con người?

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?
Vi nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tích tụ trong cơ thể con người, tiềm ẩn nguy cơ đối với tim mạch, hệ thần kinh và sức khỏe sinh sản. Ảnh: KT

Vi nhựa có thể tồn tại hàng trăm năm trong môi trường

Vi nhựa là những hạt nhựa có kích thước dưới 5 mm, sinh ra từ quá trình phân hủy của nhựa hoặc được sản xuất trực tiếp để sử dụng trong mỹ phẩm, công nghiệp. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), vi nhựa có thể tồn tại hàng trăm năm trong môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng và len lỏi vào chuỗi thực phẩm của con người.

Có hai loại vi nhựa chính: vi nhựa nguyên sinh và vi nhựa thứ cấp. Vi nhựa nguyên sinh bao gồm các hạt nhựa được sản xuất với kích thước nhỏ ngay từ đầu, như hạt vi nhựa trong mỹ phẩm và công nghiệp.

Trong khi đó, vi nhựa thứ cấp hình thành từ sự phân rã của các sản phẩm nhựa lớn như túi nylon, chai nhựa, lốp xe, quần áo tổng hợp qua quá trình mài mòn và phân hủy trong môi trường.

Vi nhựa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện vi nhựa trong máu, phổi, gan và tim con người. Sự hiện diện của các hạt nhựa siêu nhỏ này trong cơ thể đã làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Tác động đến hệ tim mạch

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Scientific Reports cho thấy vi nhựa có thể gây tổn thương thành mạch máu, kích thích viêm nhiễm và dẫn đến xơ vữa động mạch. Các nhà khoa học đã phát hiện vi nhựa trong động mạch của bệnh nhân phẫu thuật tim, làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Điều này đặt ra mối lo ngại lớn về việc tiếp xúc với vi nhựa từ thực phẩm và nước uống có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

Tác động đến hệ thần kinh

Vi nhựa có thể vượt qua hàng rào máu - não, gây viêm nhiễm và suy giảm chức năng nhận thức. Trong bài viết đăng trên Tạp chí Brain Medicine, nhà nghiên cứu Nicholas Fabiano cảnh báo: “Chúng ta chưa lường hết hậu quả của vi nhựa đối với não bộ, các nghiên cứu cho thấy nó có thể gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng”. Những hạt vi nhựa có thể gây ra tình trạng rối loạn thần kinh và tăng nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer và Parkinson.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Một nghiên cứu tại Mạng lưới Thực phẩm và Sức khỏe Phần Lan - Trung Quốc (Finland - China Food and Health Network) cho thấy vi nhựa đã xâm nhập vào tinh trùng, trứng và bánh rau, gây suy giảm chất lượng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có thể liên quan đến hiện tượng sinh non.

Nguy cơ ung thư

Vi nhựa chứa nhiều hóa chất độc hại như BPA, phthalates, PFAS - những hợp chất có liên quan đến nhiều loại ung thư. Theo nghiên cứu đăng trên The Guardian, vi nhựa có thể làm rối loạn nội tiết, gây tổn thương tế bào và kích thích sự phát triển của khối u ung thư. Việc tiêu thụ thực phẩm và nước uống chứa vi nhựa có thể là một trong những con đường dẫn đến nguy cơ ung thư gia tăng trong xã hội hiện đại.

Những loại thực phẩm chứa nhiều vi nhựa nhất và cách để tiêu thụ ít vi nhựa hơn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mức độ vi nhựa trong thực phẩm đang ở mức đáng báo động. Một trong những nguồn vi nhựa lớn nhất đến từ nước đóng chai. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy 1 lít nước đóng chai có thể chứa trung bình 240.000 mảnh nhựa, một số mảnh nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng kính hiển vi. Do đó, chuyển sang sử dụng nước lọc bằng các hệ thống lọc chất lượng cao là một giải pháp được khuyến nghị để giảm hấp thụ vi nhựa vào cơ thể.

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?
Trung bình mỗi lít nước đóng chai của các thương hiệu phổ biến có thể chứa 240.000 mảnh nhựa, gấp từ 10-100 lần so với các ước tính trước đây, theo ước tính của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói trong bao bì nhựa cũng là nguồn vi nhựa phổ biến. CNN đã tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, gạo ăn liền có lượng vi nhựa cao gấp 3 lần so với gạo thông thường.

Nghiên cứu của Environmental Research cũng phát hiện rằng táo là loại trái cây bị ô nhiễm vi nhựa nhiều nhất, với 1 gam táo chứa hơn 100.000 mảnh vi nhựa. Cà rốt, một loại củ phát triển dưới lòng đất, cũng có mức độ vi nhựa cao đáng kể. Tuy nhiên, rửa sạch thực phẩm bằng nước trước khi sử dụng có thể giúp loại bỏ một phần vi nhựa bám trên bề mặt.

Vi nhựa còn xâm nhập vào chế độ ăn uống qua muối ăn. Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy muối hồng Himalaya chứa nhiều vi nhựa hơn đáng kể so với muối ăn thông thường và các loại muối biển khác. Nguyên nhân có thể đến từ quá trình khai thác và tinh chế muối.

Ngoài ra, trà túi lọc nylon cũng là một nguồn tiếp xúc vi nhựa nghiêm trọng. Một nghiên cứu của Đại học McGill ở Quebec phát hiện rằng mỗi túi trà ngâm trong nước nóng có thể giải phóng 11,6 tỷ vi nhựa và 3,1 tỷ hạt nano nhựa.

Theo một nghiên cứu của Environmental Research, 90% mẫu protein động vật và thực vật chứa vi nhựa có kích thước từ 5 mm xuống đến 1 micromet.

Những con số này cho thấy mức độ xâm nhập nghiêm trọng của vi nhựa vào chuỗi thực phẩm của con người. Trong bối cảnh vi nhựa xuất hiện rộng khắp, việc giảm thiểu tiếp xúc với loại hạt này là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Theo bà Jane Muncke - Giám đốc, nhà nghiên cứu khoa học tại Diễn đàn Bao bì Thực phẩm (Food Packaging Forum), việc sử dụng nhựa thường là không thể tránh khỏi, nhưng có nhiều cách để giảm sự tương tác của thực phẩm với nhựa.

Một giải pháp quan trọng là hạn chế sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm, đặc biệt, nên sử dụng hộp thủy tinh khi hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng thay cho nhựa vì nhiệt độ cao có thể giải phóng nhiều vi nhựa hơn vào thực phẩm.

Tóm lại, sự xâm nhập của vi nhựa vào đời sống hiện đại đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường. Các bằng chứng khoa học ngày càng củng cố quan ngại về tác động tiêu cực của chúng. Việc giảm thiểu tiếp xúc với vi nhựa không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay, việc giảm thiểu tiếp xúc với vi nhựa không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ tương lai. Bên cạnh những thay đổi trong thói quen tiêu dùng hàng ngày, cần có sự chung tay của các nhà hoạch định chính sách, các nhà sản xuất và cộng đồng khoa học trong việc nghiên cứu, kiểm soát và tìm kiếm các giải pháp thay thế hiệu quả hơn. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể giảm thiểu tối đa những hệ lụy mà vi nhựa gây ra và hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng túi nilong, hộp nhựa Nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng túi nilong, hộp nhựa

Hiện nay, tình trạng sử dụng túi nilong, hộp nhựa tái chế ngày càng phổ biến, vì nó tiện và giá thành rất rẻ. Tuy ...

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là ...

Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa

Báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy các sáng kiến/giải pháp, chỉ ra những vấn đề ...

Tin cùng chuyên mục

Y tế biển đảo: Hành trình nhân văn của sự phối hợp liên ngành

Sống an toàn

Y tế biển đảo: Hành trình nhân văn của sự phối hợp liên ngành

Giữa biển trời mênh mông của Tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió, hành trình chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết, trách nhiệm và sẻ chia. Trong ba năm qua, sự phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã viết nên một hành trình nhân văn sâu sắc, kết nối trái tim của những người chiến sĩ áo trắng và lực lượng Hải quân, cùng hướng đến mục tiêu chung: bảo vệ sức khỏe và sự bình yên nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thu hồi hàng loạt sản phẩm mỹ phẩm, người tiêu dùng cẩn trọng

Sống an toàn

Thu hồi hàng loạt sản phẩm mỹ phẩm, người tiêu dùng cẩn trọng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi hàng loạt sản phẩm lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố, và thông tin nhà sản xuất trên nhãn không đúng như hồ sơ công bố.

Chân gà không rõ nguồn gốc và nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe

Khỏe – Đẹp

Chân gà không rõ nguồn gốc và nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe

Cơ quan chức năng thành phố Huế vừa phát hiện và tiến hành tiêu hủy 1 tấn chân gà không rõ nguồn gốc tại một hộ kinh doanh. Điều đáng lo ngại, nếu số chân gà này bị tuồn ra thị trường, người tiêu dùng có thể đối mặt với nguy cơ sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Sống an toàn

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Một trường hợp nhiễm sán dây dài tới hơn 3 mét vừa được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thói quen ăn uống tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Khỏe – Đẹp

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Những mong muốn về một vẻ ngoài hoàn hảo đang đẩy nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một giải pháp nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những lời quảng cáo hấp dẫn là bóng tối của những hiểm họa khôn lường, khi không ít người đặt niềm tin sai chỗ vào các cơ sở thẩm mỹ không an toàn, kém chất lượng.

Đọc thêm

Khi có sét đánh người dân cần phải làm gì?

Sống an toàn

Khi có sét đánh người dân cần phải làm gì?

Từ đầu mùa Hè đến nay, tình trạng thời tiết mưa to, sét, dông diễn biến khá phức tạp và có xu hướng gia tăng trên nhiều khu vực cả nước. Khi có dông, sét, người dân cần xử trí thế nào để tránh bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe? Đây là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Cảnh báo: Những điều nên và không nên làm khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Sống an toàn

Cảnh báo: Những điều nên và không nên làm khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Tại các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có những hướng dẫn đối với người dân, người lao động nên và không nên làm gì khi lũ quét và sạt lỡ đất.

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Sống an toàn

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân D.T.L (32 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng viêm mô bào nghiêm trọng, thậm chí đối diện với nguy cơ nhiễm trùng huyết. Câu chuyện này là hồi chuông báo động dành cho những người lao động nữ, những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc và ít có thời gian chăm sóc bản thân.

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Khỏe – Đẹp

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Mùa Hè với những đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động mà còn là “sát thủ thầm lặng” đối với hàng triệu người lao động đang ngày ngày làm việc dưới trời nắng gắt hoặc trong các nhà xưởng nóng bức.

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Khỏe – Đẹp

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Nấm, với hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao, ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến này là những nỗi lo về an toàn thực phẩm. Thị trường nấm đang bị "bủa vây" bởi nhiều vấn đề nhức nhối: nấm không rõ nguồn gốc, nấm nhập khẩu từ Trung Quốc đội lốt hàng Việt, nấm chứa chất bảo quản độc hại, thậm chí cả nấm độc chết người.

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Khỏe – Đẹp

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng và xương đùi bằng Megaprosthesis. Kỹ thuật này được xem là giải pháp tối ưu cho những trường hợp tổn thương nặng mà trước đây có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Khỏe – Đẹp

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 diễn ra từ ngày 25 đến 28/6, trùng với thời điểm thời tiết trên cả nước biến động mạnh: ban ngày nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa dông bất chợt. Trong bối cảnh này, sức khỏe thể chất và tinh thần của gần một triệu sĩ tử trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của phụ huynh mà cả ngành giáo dục và y tế.

Trẻ em hóa “nông dân - doanh nhân - đầu bếp” với mô hình trồng nấm sạch tại nhà

Sống an toàn

Trẻ em hóa “nông dân - doanh nhân - đầu bếp” với mô hình trồng nấm sạch tại nhà

Trong thời đại mà nhiều đứa trẻ “nghiện” dùng điện thoại thông minh hơn là cầm cuốn sách hay xắn tay làm việc nhà, mô hình trải nghiệm trồng nấm sạch tại nhà của Công ty CP Nấm Tốt Nameco đang mang đến một làn gió mới. Với cách tiếp cận độc đáo, lồng ghép giáo dục môi trường, kinh doanh và thực hành kỹ năng sống, đây thực sự là “một kỳ nghỉ hè không màn hình” đầy hấp dẫn, bổ ích và giàu cảm xúc cho trẻ nhỏ.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Khỏe – Đẹp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Không còn chỉ là câu chuyện của ngành y, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đang trở thành một chiến lược quốc gia, với sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà quản lý và toàn xã hội. Sự ra đời của Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam (VAHCP) chính là bước đi then chốt, hiện thực hóa khát vọng này.

Gia đình - điểm tựa an lành cho người lao động ngành Y

Sống an toàn

Gia đình - điểm tựa an lành cho người lao động ngành Y

Với những áp lực đặc thù của ngành Y, việc xây dựng và gìn giữ một tổ ấm đã trở thành nhu cầu thiết yếu, là nền tảng cốt lõi cho sự cống hiến. Thấu hiểu điều đó, Công đoàn Y tế Việt Nam đang có những hành động thiết thực, giúp người lao động "giữ lửa hạnh phúc", biến gia đình trở thành điểm tựa an lành và vững chắc nhất.

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Sống an toàn

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Khỏe – Đẹp

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.

Thận trọng với thời tiết cực đoan: Kỹ năng tự bảo vệ cho người lao động

Sống an toàn

Thận trọng với thời tiết cực đoan: Kỹ năng tự bảo vệ cho người lao động

Nắng nóng gay gắt, bão lũ bất thường không chỉ gây kiệt sức, bệnh tật mà còn gieo rắc những gánh nặng tâm lý vô hình. Đây là thực tế khắc nghiệt mà người lao động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt. Giữa tâm bão biến đổi khí hậu, việc tự trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần trở thành kỹ năng sinh tồn cấp thiết cho mọi người lao động.

An toàn cháy nổ xe điện: Hiểu đúng bản chất, phòng ngừa chủ động

Sống an toàn

An toàn cháy nổ xe điện: Hiểu đúng bản chất, phòng ngừa chủ động

Xe điện, từ ô tô đến xe máy, xe đạp, đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những sự cố cháy nổ gần đây đã dấy lên lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt đối với những người lao động (NLĐ) làm nghề lái xe công nghệ (dòng xe điện). Để đảm bảo an toàn, người sử dụng xe điện cần hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ và trang bị cho mình những kiến thức phòng ngừa chủ động, thay vì chỉ đơn thuần lo lắng.

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Sống an toàn

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Thị trường xe điện (EV) toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu bởi các mô hình thành công như Na Uy và sự bùng nổ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, con đường điện hóa giao thông vẫn còn nhiều thách thức, từ sự biến động chính sách, hạ tầng chưa theo kịp đến những lo ngại về chi phí và an toàn, khiến nhiều quốc gia phải có những bước đi thận trọng.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sống an toàn

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hôm nay 14/6, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, qua đó tăng thuế đối với thuốc lá, rượu bia, đồng thời áp dụng thuế đối với đồ uống có đường. Đây là một quyết định quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Sống an toàn

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Nhiều vụ cháy nổ liên quan đến xe điện xảy ra gần đây tại Việt Nam và một số nước trên thế giới đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra về đảm bảo an toàn cháy nổ cho xe điện không chỉ là chất lượng xe hay hạ tầng sạc, mà còn là ý thức và thói quen sử dụng của chính người dùng.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Khỏe – Đẹp

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Khỏe – Đẹp

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.