Thứ năm 25/04/2024 04:28

Việt Nam giai đoạn dân số "vàng", nhưng chất lượng lao động chưa "vàng"

Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tại Việt Nam chỉ đạt 26,1%, cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Những thứ hạng thấp trong khu vực

Tại Báo cáo về tình hình thị trường lao động và một số giải pháp trọng tâm nhằm phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, trình độ và kỹ năng của người lao động vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước trên thế giới.

Trong so sánh quốc tế, xếp hạng trụ cột kỹ năng và chỉ số chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm cuối của ASEAN. Nhìn chung, trình độ tay nghề, kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt thiếu kỹ năng mềm.

Việt Nam hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ còn thiếu và yếu.

Những hạn chế này đã cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt, trình độ lao động thấp thì sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Ở một đánh giá khác, tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” mới đây, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhìn nhận rằng, dưới tác động kép bởi đại dịch COVID-19 và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thị trường lao động Việt Nam đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ, trong đó nổi lên hai thách thức lớn.

Đó là, thiếu hụt lao động có kỹ năng, và các thay đổi rất nhanh về yêu cầu kỹ năng đối với người lao động dưới tác động của việc thay đổi công nghệ, đặc biệt là tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số.

Theo ông Phạm Tấn Công: "Các thay đổi nói trên khiến cho việc khớp nối cung cầu trên thị trường lao động ngày càng khó hơn, nhất là ở những vị trí, yêu cầu kỹ năng cao".

Báo cáo PCI 2021 do VCCI thực hiện cũng phản ánh, đánh giá về chất lượng lao động tại các địa phương từ góc nhìn của doanh nghiệp FDI tương đồng với nhận định trên. Đó là: Khi doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng thay thế hoặc mở rộng, nhóm lao động mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tuyển dụng hơn cả là công nhân, lao động phổ thông (62%). Tiếp đến là nhóm kế toán (42%), cán bộ kỹ thuật (25%) và quản lý, giám sát (20%). Nhóm lao động có mức độ khó nhất khi tuyển dụng là giám đốc điều hành (15%).

Thách thức nói trên cũng là nút thắt của doanh nghiệp Việt Nam trong phục hồi và phát triển, cũng như là nguy cơ Việt Nam sẽ để mất cơ hội thu hút dòng đầu tư FDI dịch chuyển sau đại dịch COVID-19 và các biến động của chính trị quốc tế.

Ông Phạm Tấn Công nhận định: "Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn dân số "vàng" nhưng chất lượng lao động lại chưa phải là "vàng". Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt 26,1%, cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường".

Việc thay đổi kỹ năng của lao động phụ thuộc vào công tác đào tạo nhưng sự thay đổi chương trình đào tạo chính quy tại các trường giáo dục nghề nghiệp luôn có độ trễ so với nhu cầu trên thị trường lao động.

Còn theo đánh giá của chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay Việt Nam có lực lượng lao động có kỹ năng chưa được cao. Đây là vấn đề của giáo dục đào tạo nghề bậc trung cấp và cao học.

Về kỹ năng của lao động, hiện tại, Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về kỹ năng của học sinh tốt nghiệp trong Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu, thấp hơn nhiều so với một số nước, trong đó có Singapore đứng thứ 79.

Năm 2019 đã có cuộc điều tra trong các doanh nghiệp của Việt Nam, cho thấy nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng người lao động có chất lượng. 73% doanh nghiệp có báo cáo rằng họ gặp khó khăn trong tuyển dụng những lao động cho vị trí quản lý, 61% gặp khó khăn để tuyển dụng người lao động có kỹ năng phù hợp. Con số này cho thấy có khoảng cách lớn giữa cung và cầu lao động Việt Nam.

Theo Chuyên gia của WB, trong bảng điều tra về lao động Việt Nam năm 2020, chỉ rất ít đơn vị của Việt Nam hoàn tất giáo dục đào tạo nghề thuộc giáo dục cao học. Điều này do người Việt chưa được tiếp cận với giáo dục cao học. Tỉ lệ lao động tốt nghiệp đại học và cao học ở Việt Nam khoảng 26,8%, thấp hơn con số 51,3% của các nước thu nhập trung bình.

Về kỹ năng, 17% lao động Việt Nam có bằng đại học và trên đại học, phần còn lại trung bình lao động được đào tạo trong vòng 8 năm.

"Việt Nam muốn tăng cường chất lượng lao động tới năm 2050 nhưng với đà này thì chỉ 15% lực lượng lao động được tiếp cận giáo dục đại học vào năm 2030, thấp hơn nhiều so với các quốc gia ở châu Á khác", vị chuyên gia nhận định.

Làm gì để xóa bỏ “văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động Tầm quan trọng của nhận thức trong xây dựng văn hóa an toàn lao động

Đầu tư tạo nguồn lao động có kỹ năng

Để khắc phục hạn chế trong chất lượng lao động, Chủ tịch VCCI kiến nghị, trước mắt, chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động khi gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cần linh hoạt hơn trong cơ chế phối hợp giữa đơn vị sử dụng lao động với cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các phương án phù hợp với nhu cầu vị trí việc làm của doanh nghiệp. Kéo dài thời gian thực hiện chính sách và điều chỉnh các điều kiện để có thêm nhiều doanh nghiệp và người lao động được tham gia.

Thứ hai, VCCI đề nghị Chính phủ xem xét có những quy định hướng dẫn về đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp (thời gian, nội dung, yêu cầu về giáo viên và cơ sở vật chất), có cơ chế hợp tác giữa nhà trường-cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong việc xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo tại doanh nghiệp cũng như ban hành cơ chế công nhận về mặt văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận cho người lao động được đào tạo tại doanh nghiệp.

Thứ ba, Quốc hội, Chính phủ xem xét có ưu đãi giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ tại doanh nghiệp đáp ứng đúng tiêu chuẩn về đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng cường hiệu quả hợp tác doanh nghiệp, nhà trường. Ở đây có kinh nghiệm hay tại các nước tiên tiến như Đức, Australia, Anh.

Về phía địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho rằng giữ thị phần lao động kỹ thuật trong nước cũng là một giải pháp rất quan trọng. Cần có quy định về tỉ lệ lao động kỹ thuật giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đã đưa lao động của họ vào làm việc tại các khu công nghiệp.

Theo ông Dương, Chính phủ cũng cần đầu tư mạnh mẽ hơn cho hệ thống các trường nghề, nhất là các trường nghề đào tạo trình độ cao đẳng. Trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, các trường nghề đào tạo trình độ cao đẳng đem lại hiệu quả cao và rõ ràng.

Cuối cùng, cần sớm có cơ chế để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tham gia vào việc đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho người lao động. Thực tế các doanh nghiệp vẫn đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp nhưng cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện nên chưa có chứng chỉ được công nhận. Khi có cơ chế, các doanh nghiệp có công nghệ mới, kỹ thuật mới có thể tham gia đào tạo nghề cho lao động tại địa phương, tạo nên chuỗi giá trị bền vững.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Tsai Wen Tsung, Tổng giám đốc Tập đoàn Pouyen Việt Nam mong muốn Chính phủ tạo điều kiện tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo nghề, bồi dưỡng nguồn lao động chất lượng cao.

"Giáo dục là hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các trường đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn và khoa học kỹ thuật là rất quan trọng để tạo nền tảng kỹ thuật cơ bản vững chắc hơn cho ngành sản xuất", ông Tsai Wen Tsung nhận định.

Doanh nghiệp thiếu hụt nhân lực chất lượng cao Doanh nghiệp thiếu hụt nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động tay nghề cao không dễ dàng vì không chỉ do nguồn cung đào tạo khan hiếm ...

Cần nâng cao chất lượng xe đưa – đón công nhân ở Thanh Hóa Cần nâng cao chất lượng xe đưa – đón công nhân ở Thanh Hóa

Xe xuống cấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng, thiếu chỗ ngồi là tình trạng chung của xe đưa ...

Hiểu về lương sản phẩm để thương lượng cải thiện lương cho NLĐ Hiểu về lương sản phẩm để thương lượng cải thiện lương cho NLĐ
Do thiếu thông tin về cách tính lương sản phẩm nên một bộ phận cán bộ công đoàn còn khó khăn trong ...
NGUYỄN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện giáo trình an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chiến lược an toàn

Hoàn thiện giáo trình an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện nội dung giáo trình an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào chương trình giảng dạy chính thức tại 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nếu không có quyết sách thì công nhân còn chờ đợi mãi nhà ở

Chiến lược an toàn

Nếu không có quyết sách thì công nhân còn chờ đợi mãi nhà ở

Trước ý kiến cho rằng không nên giao Tổng LĐLĐ Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở, nhà lưu trú công nhân, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu không quyết chính sách thì công nhân còn phải chờ đợi rất lâu mới có nhà ở.

Bộ Xây dựng: Tháo gỡ vướng mắc về 3 điều kiện để công nhân mua được nhà ở xã hội

Chiến lược an toàn

Bộ Xây dựng: Tháo gỡ vướng mắc về 3 điều kiện để công nhân mua được nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2014 quy định, các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội (bao gồm cả hình thức mua, thuê, thuê mua) phải đồng thời đảm bảo 3 điều kiện về nhà ở, về cư trú và về thu nhập.

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại

Chiến lược an toàn

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại

Sạt lở chỉ là một trong số các loại hình thiên tai, không chỉ “nuốt” đất đai nhà cửa, mà còn đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, mất đi công ăn việc làm. Trước thực trạng trên, việc “thích ứng” sẽ là chìa khóa để tồn tại đối với vùng đất mà phần lớn sinh kế người dân phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên…

Nếu được kéo dài niên hạn đầu máy, toa xe lửa, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn

Chiến lược an toàn

Nếu được kéo dài niên hạn đầu máy, toa xe lửa, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) nghiên cứu, bổ sung về tính hiệu quả kinh tế, tính khả thi của dự án đầu tư 114 đầu máy tính đến năm 2026. Trong trường hợp được kéo dài niên hạn, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn...

Đọc thêm

Diễn tập chữa cháy, cứu người tại Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng

Chiến lược an toàn

Diễn tập chữa cháy, cứu người tại Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng

Sáng 24/6, Công ty CP Đường sắt Quảng Nam-Đà Nẵng phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) quận Thanh Khê tổ chức diễn tập phương án phối hợp chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023 cho cán bộ, công nhân viên ngành Đường sắt tại trụ sở Công ty.

Thanh  Hoá: Sẽ kiểm tra 67 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng

Chiến lược an toàn

Thanh Hoá: Sẽ kiểm tra 67 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 về ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ

Chiến lược an toàn

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ

Nắm bắt xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và định hướng, chiến lược chuyển đổi số Quốc gia, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hải Phòng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện công tác chuyển đổi số, đặc biệt là trong việc triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần kiến tạo và xây dựng thành công ngành BHXH số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường làm việc cho công nhân

Doanh nghiệp

Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường làm việc cho công nhân

Bám sát chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức", trong Tháng Công nhân năm 2023, Công ty Than Dương Huy đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm cải thiện môi trường làm việc, chăm lo đoàn viên, người lao động.

Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Chiến lược an toàn

Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Mới đây Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với ManpowerGroup Việt Nam khảo sát thực trạng và nhu cầu kỹ năng của lao động trong các ngành công nghiệp (CN) chế biến chế tạo tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023.

Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

Chiến lược an toàn

Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

“Cứ về Thái Bình đi, Thái Bình 5S rồi, đổi mới lắm rồi, nhiều điều hay lắm đấy!”, đồng chí Phạm Thị Thắng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Bình đưa ra lời mời với chúng tôi một cách hết sức tự tin. Thế là chúng tôi lên đường, thẳng tiến về "quê hương năm tấn", theo chân đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.

Thận trọng trong hiện đại hóa đội tàu biển để giảm thiểu rủi ro

Chiến lược an toàn

Thận trọng trong hiện đại hóa đội tàu biển để giảm thiểu rủi ro

Chiều ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có buổi làm việc với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC). Bộ trưởng đề nghị VIMC tập trung phát triển, hiện đại hóa đội tàu biển nhưng phải thận trọng để giảm rủi ro trong đầu tư.

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Chiến lược an toàn

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Bên cạnh những doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, công nhân, lao động bị cắt toàn bộ giờ làm thêm, vẫn còn nhiều đơn vị đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng nhân sự, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm.

Doanh nghiệp tăng chế độ đãi ngộ để thu hút người lao động

Chiến lược an toàn

Doanh nghiệp tăng chế độ đãi ngộ để thu hút người lao động

Dịp cuối năm, thị trường lao động tại Hà Nội diễn ra khá sôi động. Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phụ vụ việc sản xuất, kinh doanh dịp lễ, Tết. Không ít đơn vị đưa ra mức lương, thưởng hấp dẫn để tuyển dụng đủ số lượng người lao động.

Lãnh đạo TP. HCM đưa giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó

Chiến lược an toàn

Lãnh đạo TP. HCM đưa giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó

Trước tình trạng một số doanh nghiệp ở TP. HCM đã buộc phải sa thải lao động do thiếu đơn hàng, lãnh đạo Thành phố cho biết sẽ có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Gần 5.300 công nhân sắp mất việc ở An Giang: Những nỗi lo không chỉ với người lao động

Chiến lược an toàn

Gần 5.300 công nhân sắp mất việc ở An Giang: Những nỗi lo không chỉ với người lao động

Dù tổ chức Công đoàn luôn sát cánh, nhưng đằng sau câu chuyện hơn 5.000 công nhân tại Cty TNHH An Giang Samho (Khu Công nghiệp Bình Hoà - tỉnh An Giang) sắp mất việc vẫn luôn canh cánh nỗi lo…

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát

Tin tức

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát

Ban chỉ đạo 389 Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Chiến lược an toàn

Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Việt Nam đã thực hiện công tác chi trả gói hỗ trợ người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng quy định của Nghị quyết số 24, được người lao động, người sử dụng lao động ghi nhận, đánh giá cao.

Kịch bản nào cho sự ổn định và phát triển giá xăng dầu trong nước và thế giới

Chiến lược an toàn

Kịch bản nào cho sự ổn định và phát triển giá xăng dầu trong nước và thế giới

Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã từng tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán trước đó, và mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt.

Để bác sĩ không còn trăn trở về trang thiết bị y tế giá rẻ

Chiến lược an toàn

Để bác sĩ không còn trăn trở về trang thiết bị y tế giá rẻ

Không chỉ y bác sĩ mà chính người dân càng mong muốn được sử dụng trang thiết bị y tế như dao mổ, dây truyền dịch hay ống sonde có chất lượng, tuy nhiên những rào cản pháp lý khiến cho việc mua sắm, đấu thầu gặp rất nhiều khó khăn...

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa đến môi trường sống

Chiến lược an toàn

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa đến môi trường sống

Ô nhiễm do rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến môi trường sống, rác thải nhựa đã và đang đe dọa rất lớn đến hệ sinh thái bao gồm người và động thực vật

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?

Chiến lược an toàn

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?

Với 70% dân số sống bằng nghề nông và nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng nước ta chưa có những giải pháp tối ưu về thị trường quốc nội và xuất khẩu. Phải làm gì để lợi tức đi liền với sản lượng? Và phải làm gì để có một thị trường ổn định?

Lợi ích và trở ngại của chính sách tăng lương tối thiểu?

Chiến lược an toàn

Lợi ích và trở ngại của chính sách tăng lương tối thiểu?

Tăng lương tối thiểu được thực hiện dựa trên một loạt các yếu tố về quy luật phát triển kinh tế và nhiều khía cạnh xã hội khác nhau. Nhiều lý thuyết kinh tế đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này dựa trên các giả định và thực trạng kinh tế xã hội của vùng, quốc gia.

Làm gì để xóa bỏ “văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

Chiến lược an toàn

Làm gì để xóa bỏ “văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

Những năm qua, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) giảm ở tất cả các chỉ số. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc nhưng họ chưa được giải quyết chế độ, chính sách theo quy định. Đặc biệt, có trường hợp doanh nghiệp không có trách nhiệm đối với TNLĐ dẫn đến những thiệt hại cho người lao động.

Khi lương chưa trở thành động lực để chúng ta gắn bó với công việc

Chiến lược an toàn

Khi lương chưa trở thành động lực để chúng ta gắn bó với công việc

Lương bác sĩ chuyên khoa 1 ở Bình Dương hay cán bộ địa chính ở quận vùng ven TP.HCM chỉ vỏn vẹn trên dưới 7 triệu đồng! Con số chỉ mình họ sống đã rất chật vật nếu không có nguồn nào thêm và thua xa lao động phổ thông ở địa phương giàu nhất nước này.