Thứ năm 28/03/2024 20:49

Vụ cháu bé 3 tuổi bị nhốt trong tủ đông: Điều kỳ diệu nào giúp cháu bé sống sót?

Sự việc cháu bé ở Hà Nam bị giấu vào thùng carton, bỏ vào tủ cấp đông, chèn túi đá lạnh khiến nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng, lo lắng. Câu hỏi đặt ra điều kỳ diệu nào giúp cháu bé vẫn sống sót? Cơ thể người bị nhốt trong tủ đông bao lâu thì tử vong?

Không chỉ có trẻ em mà ngay cả người lớn nếu bị lạnh kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt. Khi đó các chức năng trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Đối với bé trai 3 tuổi ở Hà Nam bị nhốt vào tủ đông - không gian nhỏ và chật hẹp, nếu thời gian kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng ngạt khí, do thiếu oxy. Vì vậy, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Vụ “bể kèo” trên Shark Tank Việt Nam: Startup “quay xe”, Shark nổi giận Chuyển biến mạnh mẽ từ phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở

Nhiệt độ lạnh và nguy cơ tử vong

Thông thường nhiệt độ cơ thể 37 độ C sẽ đảm bảo hoạt động tốt nhất của các bộ phận cơ thể. Nếu vì một lý do nào đó như yếu tố môi trường, bệnh lý... nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn hoặc xuống thấp hơn.

Nếu nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường sẽ rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt. Tùy từng mức độ hạ thân nhiệt bao nhiêu, thời gian ít hay kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như: Tim mạch, hệ thần kinh, tiêu hóa…

Hạ thân nhiệt từ trung bình đến nặng xảy ra khi thân nhiệt xuống dưới 32,2 độ C. Đây là một tình trạng lâm sàng của nhiệt độ dưới mức bình thường, lúc cơ thể không còn khả năng sinh nhiệt để duy trì các hoạt động bình thường. Ngoài nguy cơ hạ thân nhiệt, khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, mạch máu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tiếp xúc với lạnh quá huyết áp sẽ tăng đột ngột. Mạch máu co lại và máu dồn về não gây ra tình trạng xuất huyết não.

Như vậy, có thể nói khi bị nhốt vào tủ đông nhiệt độ thấp, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ cũng có nguy cơ tử vong. Trong khi tủ đông rất bé, không gian hẹp, nếu thời gian kéo dài có thể xảy ra nguy cơ về ngạt khí. Nhiệt độ lạnh trong khoảng từ 0 tới -18 độ C đóng kín sẽ khiến nạn nhân bị thiếu dưỡng khí, thiếu oxy, CO2 tăng lên, có thể rơi vào tình trạng hôn mê nếu không được phát hiện sớm và kịp thời.

Sự nguy hiểm là khi cơ thể bị nhốt trong nhiệt độ lạnh sẽ chuyển sang giai đoạn hạ thân nhiệt, nhiệt sinh ra không bù đủ nhiệt mất đi, trừ người đã quen ở vùng lạnh, cơ thể có thể chịu được điều kiện này trong khoảng vài tiếng đồng hồ.

Đối với trường hợp em bé ở Hà Nam, điều may mắn là bé được giấu vào thùng carton cho vào tủ lạnh, điều này có thể làm chậm quá trình giảm thân nhiệt của bé, vì chính tấm bìa này mang tính cách nhiệt. Vì vậy, đây là trường hợp có phần may mắn khi bé không có tổn thương nhiều.

Vụ cháu bé 3 tuổi bị nhốt trong tủ đông: Điều kỳ diệu nào giúp cháu bé sống sót?
Nếu bị lạnh kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt.

Phản ứng của cơ thể khi bị lạnh và cách sơ cứu

Cơ thể khi gặp nhiệt độ lạnh lưu lượng máu trong các mao mạch, gần bề mặt da sẽ được giảm xuống để tăng lưu lượng máu bên trong nội tạng. Vì vậy, chân, tay lạnh hơn, tim đập nhanh hơn, thở gấp gáp và huyết áp cũng tăng lên một cách đột biến.

Vì nhiệt độ quá thấp các cơ bắp co bóp cơ thể con người sẽ run rẩy. Do lưu lượng máu tới mao mạch bị hạn chế khiến làn da tím tái dần và chuyển sang trắng bệch. Cơ thể bắt đầu trở nên tê cóng. Các ngón tay, ngón chân có thể chuyển qua màu xanh, đen. Thậm chí, con người còn không thể cảm nhận được chúng nữa hay không nhận ra mình đang bị tê cóng.

Do nhiệt độ xuống thấp khiến tim chuyển từ trạng thái đập nhanh, dồn dập qua trạng thái đập chậm hơn, làm hô hấp khó khăn và não nhận được ít oxy hơn. Nhiệt độ trong cơ thể con người tiếp tục giảm sâu và các cơ quan trên cơ thể ngưng hoạt động. Lúc này, con người đã ngừng thở và tử vong. Những hiện tượng và phản ứng của cơ thể con người trước khi chết vì bị đóng băng.

Về sơ cứu, khi phát hiện nạn nhân cần bình tĩnh và có biện pháp làm ấm cho nạn nhân và nhanh chóng gọi ngay cho xe cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế.

Trong khi chờ đợi lực lượng y tế đến, cần giúp nạn nhân:

- Cởi bỏ lớp quần áo ướt cho nạn nhân và thay bằng quần áo khô ráo.

- Làm ấm cơ thể bằng cách đắp nhiều lớp chăn khô hoặc áo choàng, sưởi ấm bằng nệm nước ấm và đặt nạn nhân nằm ở những nơi tránh gió lùa, che kín đầu. Cho nạn nhân uống nước ấm hoặc uống cháo nóng, thức uống không chứa caffeine.

- Theo dõi nhịp thở của nạn nhân để có thể hà hơi thổi ngạt kịp lúc khi có biểu hiện thở chậm hoặc nông trầm trọng;

- Không nên chườm nóng trực tiếp hoặc dùng đèn sưởi, nệm sưởi làm ấm, không cố làm ấm tay và chân vì sẽ đẩy máu lạnh về tim, phổi, dẫn đến hạ thân nhiệt trung tâm và tử vong; Không chà xát, xoa bóp quá mạnh để tránh nguy cơ ngừng tim.

Nhiệt độ bao nhiêu thì gọi là hạ thân nhiệt?

Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể xảy ra bất thường và bắt đầu xuống thấp dưới 35°C (nhiệt độ này khi đo ở hậu môn). Do đó, nhiều trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C cũng cần phải theo dõi sát. Hiện nay, tùy vào nhiệt độ của cơ thể khi bị hạ mà mức hạ thân nhiệt được chia ra các mức sau:

Hạ thân nhiệt nhẹ: 35 - 34°C

Hạ thân nhiệt trung bình: 34 - 32°C

Hạ thân nhiệt nặng: 32 - 25°C

Hạ thân nhiệt nguy kịch: Dưới 25°C

Dấu hiệu người bị hạ thân nhiệt

Cảm thấy lạnh và rùng mình liên tục, thấy cơ thể không đủ ấm;

Nổi da gà, môi thâm;

Người run lẩy bẩy hoặc nói lắp bắp;

Lúc đầu, người bệnh rét run dữ dội và biểu hiệu này sẽ chấm dứt khi thân nhiệt cơ thể dưới mức 31°C. Một khi thân nhiệt giảm thì các chức năng của hệ thần kinh trung ương bị rối loạn theo, con người thờ ơ, lẫn lộn, không còn cảm giác biết lạnh.

Sau khi rơi vào ảo giác, người bệnh dần hôn mê, hai tròng đen mắt không còn phản xạ.

Cuối cùng, người bệnh ngừng thở ngừng tim và tử vong.

Vụ cậu bé bị bạo hành đến mức phải bỏ trốn: Vết thương không chỉ nằm ở ngoài da Vụ cậu bé bị bạo hành đến mức phải bỏ trốn: Vết thương không chỉ nằm ở ngoài da

Gia cảnh của Trương Quang Duy (14 tuổi) bị bạo hành đến mức phải bỏ trốn khỏi quán bánh xèo đang làm thuê, khiến

Hành trình đầu đời của cậu bé 10 ngày tuổi trở về quê tránh dịch Hành trình đầu đời của cậu bé 10 ngày tuổi trở về quê tránh dịch

22h30 tối 31/7, chuyến xe đưa anh Xồng Bá Xò cùng vợ và con trai gần 10 ngày tuổi đã đến Nghệ An, hoàn thành ...

Kỷ luật nhiều cá nhân liên quan đến sai sót trong xét nghiệm nồng độ cồn Kỷ luật nhiều cá nhân liên quan đến sai sót trong xét nghiệm nồng độ cồn

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã kỷ luật nhiều cá nhân để sai sót kết quả nồng độ cồn vụ nữ sinh bị ...

BS. ANH TUẤN (Báo Sức khỏe & Đời sống)
https://suckhoedoisong.vn/

Tin cùng chuyên mục

Du xuân đầu năm và những bí quyết an toàn công nhân cần lưu ý

Kỹ năng sống

Du xuân đầu năm và những bí quyết an toàn công nhân cần lưu ý

Du xuân là dịp để công nhân được nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả và tái tạo năng lượng, sẵn sàng cho một năm làm việc mới. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Chính sách trợ cấp cho trẻ mầm non là con công nhân tại khu công nghiệp

Kỹ năng sống

Chính sách trợ cấp cho trẻ mầm non là con công nhân tại khu công nghiệp

Trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, không quá 9 tháng/năm học.

Hiểm họa từ bình gas mini: Công nhân cần biết các nguyên tắc an toàn

Kỹ năng sống

Hiểm họa từ bình gas mini: Công nhân cần biết các nguyên tắc an toàn

Mặc dù đã được cơ quan chức năng khuyến cáo nguy cơ cháy nổ, đe dọa tính mạng và tài sản, nhưng hằng ngày nhiều công nhân vẫn dùng bình gas mini tái sử dụng vì tiện và rẻ.

Người lao động cần nâng cao kỹ năng phòng tránh lừa đảo qua điện thoại dịp cận Tết

Kỹ năng sống

Người lao động cần nâng cao kỹ năng phòng tránh lừa đảo qua điện thoại dịp cận Tết

Dịp cận Tết Nguyên đán, các đối tượng xấu liên tục sử dụng các phương thức, thủ đoạn mới để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo. Vì vậy, mỗi người lao động (NLĐ) cần đặc biệt nâng cao cảnh giác trong tháng “củ mật”.

Cháy gia tăng và biện pháp phòng cháy hữu hiệu

Kỹ năng sống

Cháy gia tăng và biện pháp phòng cháy hữu hiệu

Hơn ai hết, mỗi người hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cơ bản để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Đọc thêm

Ổn định tâm lý sau những cú sốc bất ngờ

Kỹ năng sống

Ổn định tâm lý sau những cú sốc bất ngờ

Mất người thân là những nỗi đau không nói nên lời của những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini Khương Hạ (Hà Nội) vào đêm ngày 12, rạng sáng 13/9. Đã hơn 2 tuần trôi qua nhưng tâm lý của nhiều người vẫn hoảng loạn và chất chứa nỗi đau.

Gìn giữ hạnh phúc gia đình trước những cám dỗ

Kỹ năng sống

Gìn giữ hạnh phúc gia đình trước những cám dỗ

Có những gia đình đứng trước bờ vực tưởng chừng tan vỡ. Buông bỏ hay tiếp tục đều là quyết định của mỗi người.

Cảnh báo những hành vi gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm

Kỹ năng sống

Cảnh báo những hành vi gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, gần đây, cơ quan BHXH và cơ quan chức năng có liên quan đã phát hiện, xử lý một số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) ở một số địa phương.

Yêu cầu loại bỏ các SIM "rác" không để lợi dụng hoạt động "tín dụng đen"

Kỹ năng sống

Yêu cầu loại bỏ các SIM "rác" không để lợi dụng hoạt động "tín dụng đen"

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”. Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an ứng dụng dữ liệu dân cư đẩy mạnh công tác rà soát, xác thực các thuê bao Internet, thuê bao di động, loại bỏ ngay các SIM "rác" không để các đối tượng lợi dụng hoạt động "tín dụng đen".

Đà Nẵng: Khuyến cáo du khách và người dân bảo quản tài sản khi vui chơi tắm biển

Kỹ năng sống

Đà Nẵng: Khuyến cáo du khách và người dân bảo quản tài sản khi vui chơi tắm biển

Hiện nay, TP. Đà Nẵng đang trong mùa cao điểm du lịch biển, du khách cũng như người dân địa phương khi vui chơi, tắm biển có tâm lý chủ quan và thỏa mái khi để lại tư trang như túi xách, điện thoại, ví tiền trên bãi cát mà không có người trông giữ. Điều này đã tạo điều kiện cho một số kẻ gian quan sát, lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Người lao động cần làm gì khi bị say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng

Bạn cần biết

Người lao động cần làm gì khi bị say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng

Vào những ngày nắng cao điểm, nhiệt độ tăng đột ngột, người lao động (NLĐ) phải làm việc ở ngoài trời rất dễ bị say nắng, say nóng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Vì thế, NLĐ cần biết cách xử trí kịp thời khi bị say nắng, say nóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hậu quả nghiêm trọng.

Những kỹ năng quan trọng khi sơ cứu cho trẻ bị đuối nước

Kỹ năng sống

Những kỹ năng quan trọng khi sơ cứu cho trẻ bị đuối nước

Mùa hè là thời điểm các bé đi bơi nhiều, tỷ lệ bị đuối nước cũng tăng cao. Khi trẻ bị đuối nước, chúng ta cần nắm được những kỹ năng sơ cứu ban đầu để giúp trẻ qua cơn nguy kịch, đảm bảo tính mạng.

Báo động … vấn nạn bạo lực học đường

Tin tức

Báo động … vấn nạn bạo lực học đường

Thời gian gần đây, vấn nạn bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng với mức độ phức tạp, trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội. Hàng loạt vụ việc xảy ra cho thấy mức độ ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, nói xấu nhau trên mạng và rồi để lại những hậu quả hết sức đau lòng.

Cẩn trọng với nguy cơ cháy nổ khu trọ công nhân

Kỹ năng sống

Cẩn trọng với nguy cơ cháy nổ khu trọ công nhân

Thu nhập thấp, nhiều công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) chấp nhận thuê trọ tại những căn phòng chật chội, xuống cấp, nguy cơ cháy nổ cao.

Những nguy cơ tiềm ẩn từ tình trạng ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh

Kỹ năng sống

Những nguy cơ tiềm ẩn từ tình trạng ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh

Cứ mỗi khi triều cường, mưa lớn, người dân TP. Hồ Chí Minh lại “kêu trời” vì phải chịu cảnh ngập lụt. Nước dâng khiến cuộc sống, sinh hoạt mọi người bị đảo lộn, tài sản hư hỏng, bệnh tật kéo dài.

Câu cá dưới dòng điện cao thế - đừng “đùa giỡn” với tử thần!

Kỹ năng sống

Câu cá dưới dòng điện cao thế - đừng “đùa giỡn” với tử thần!

Đi câu tại những nơi có dòng điện cao thế, hoặc đi câu trong thời tiết mưa, có sấm sét ... sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người câu.

Cách sơ cấp cứu kịp thời cho người bị bỏng điện

Kỹ năng sống

Cách sơ cấp cứu kịp thời cho người bị bỏng điện

Nhiều vụ tai nạn do điện giật dẫn đến bỏng trên các công trường xây dựng đã đưa ra lời cảnh báo cấp thiết về đảm bảo an toàn điện và sự cần thiết phải biết cách sơ cứu kịp thời cho nạn nhân bị bỏng điện.

Rò rỉ khí gas: Nguy cơ mất mạng từ sự bất cẩn

Kỹ năng sống

Rò rỉ khí gas: Nguy cơ mất mạng từ sự bất cẩn

Rò rỉ khí gas luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, có thể dẫn đến sự cố cháy, nổ nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản, thậm chí tính mạng của con người.

Phòng chống hành vi quấy rối tình dục đối với lao động nữ

Kỹ năng sống

Phòng chống hành vi quấy rối tình dục đối với lao động nữ

Quấy rối tình dục (QRTD) nói chung và QRTD tại nơi làm việc nói riêng đang vấn nạn của mỗi quốc gia. Nó diễn ra một cách âm ỉ, nhức nhối, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và gây bức xúc cho người lao động (NLĐ) trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là lao động nữ (LĐN).

Làm gì để quạt điện không trở thành ‘sát thủ’ với trẻ nhỏ?

Kỹ năng sống

Làm gì để quạt điện không trở thành ‘sát thủ’ với trẻ nhỏ?

Sử dụng các thiết bị điện không đúng cách, đặc biệt là quạt điện, có thể dẫn đến tai nạn thương tâm, thậm chí là tử vong.

5 loại đồ uống giải nhiệt, phòng ngừa say nắng, say nóng

Kỹ năng sống

5 loại đồ uống giải nhiệt, phòng ngừa say nắng, say nóng

Để phòng ngừa say nắng, say nóng trong điều kiện thời tiết nắng nóng của mùa hè, ngoài các biện pháp chống nắng, chúng ta cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt không để cơ thể bị thiếu nước, mất nước rất nguy hiểm.

Mạng xã hội có liên quan thế nào đến bệnh trầm cảm

Kỹ năng sống

Mạng xã hội có liên quan thế nào đến bệnh trầm cảm

Theo ước tính, khoảng 4 tỷ người trên khắp thế giới sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Thực trạng này đã thúc đẩy các chuyên gia sức khỏe tâm thần điều tra xem liệu sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội có đóng vai trò gì đối với bệnh trầm cảm hay không.

Lưu ý khi sạc pin điện thoại di động đề phòng nguy cơ cháy nổ

Kỹ năng sống

Lưu ý khi sạc pin điện thoại di động đề phòng nguy cơ cháy nổ

Thời gian qua, có nhiều vụ tai nạn gây thương vong bắt nguồn từ việc người sử dụng điện thoại di động sạc pin không đúng cách. Những lưu ý sau sẽ giúp bạn phòng tránh cháy nổ khi sạc điện thoại.

Ai bảo vệ trẻ trước những tác hại của điện thoại thông minh?

Kỹ năng sống

Ai bảo vệ trẻ trước những tác hại của điện thoại thông minh?

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em 12, 13 tuổi vào điều trị tâm thần vì nghiện điện thoại thông minh với các biểu hiện thiếu kiểm soát về cảm xúc và hành vi. Điều đó khiến việc bảo vệ trẻ trước những tác hại của điện thoại thông minh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Cách nhận biết các hình thức lừa đảo

Kỹ năng sống

Cách nhận biết các hình thức lừa đảo

Lâu nay, các vụ lừa đảo diễn ra như cơm bữa. Mỗi năm, người dân và các tổ chức bị bọn lừa đảo lấy mất rất nhiều tiền và tài sản. Tuy chưa có thống kê chi tiết nhưng ước chừng cũng phải hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng.