Biểu hiện của căng thẳng nghề nghiệp và biện pháp dự phòng
Công đoàn tham gia giảm căng thẳng tại nơi làm việc |
Tại sao chúng ta cần quan tâm đến căng thẳng nghề nghiệp?
Theo nghiên cứu của Nearby D. và cộng sự năm 2021, tỷ lệ mắc căng thẳng trong công việc của Cộng hòa liên bang Nga ở một số ngành nghề, công việc là khá cao: nhân viên ngành Y là 81%; nhân viên ngành Ngân hàng, bảo hiểm là 76%; người lao động trong các nhà máy công nghiệp là 52%, ngành Xây dựng là 48%...
![]() |
Căng thẳng nghề nghiệp có thể gây hại cho sức khỏe của người lao động, mất an toàn khi làm việc, giảm năng suất lao động. Ảnh minh họa (Nguồn: prudential.com.vn). |
Căng thẳng nghề nghiệp có thể gây hại cho sức khỏe của người lao động, mất an toàn khi làm việc, giảm năng suất lao động. Một số bệnh do căng thẳng nghề nghiệp đã được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp. Căng thẳng nghề nghiệp có thể phát sinh một số các bệnh nghề nghiệp như: các rối loạn về sức khỏe tâm thần (rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm…), bệnh tim mạch (cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…).
Năm 2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết cho 8.164 trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tổng chi từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong năm là gần 882 tỷ đồng. Tuy nhiên, các bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh do căng thẳng nghề nghiệp chưa thuộc danh mục trong 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Căng thẳng nghề nghiệp là gì?
Căng thẳng được Hans Selye định nghĩa theo thuật ngữ chung là một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường. Căng thẳng nghề nghiệp/căng thẳng liên quan đến công việc được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra người lao động ít có khả năng bị căng thẳng liên quan đến công việc khi yêu cầu và áp lực công việc phù hợp với kiến thức và khả năng của họ; người lao động có thể kiểm soát được công việc của mình; công việc thực hiện nhận được sự hỗ trợ từ người quản lý, đồng nghiệp; cũng như được tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc.
![]() |
Sự quan tâm của công đoàn là nguồn động viên lớn đối với người lao động, giúp họ yên tâm hơn khi làm việc. Trong ảnh: Cán bộ công đoàn Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam (Bắc Giang) thăm hỏi công nhân tại nơi làm việc. Ảnh: Hồng Yến. |
Nghề, công việc thường gặp
Những người lao động làm các công việc luôn bận rộn, phải ra quyết định khẩn cấp trong thời gian ngắn, trong tình huống nguy hiểm; chịu trách nhiệm cao cho sự an toàn về con người, tài sản, bí mật của ngành, của quốc gia; nguy cơ bạo hành tại nơi làm việc: ngành Y: bác sĩ cấp cứu, hồi sức cấp cứu, giám định pháp y tâm thần…; ngành Công an: trinh sát, cán bộ điều tra, phòng chống buôn lậu, lính cứu hỏa, cứu hộ cứu nạn…; ngành Hàng không: kiểm soát viên không lưu, phi công…; ngành Đường sắt: điều độ viên chỉ huy chạy tàu…
Những người lao động làm các công việc đơn điệu: công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại, “cô lập” khi làm việc: ngành Dầu khí: người lao động làm việc trên giàn khoan; ngành Quân sự: người lao động làm việc trên tàu ngầm…; lao động dây chuyền, công việc lặp đi lặp lại…
Biểu hiện, triệu chứng các bệnh do căng thẳng nghề nghiệp
Tác động của căng thẳng đối với mỗi cá nhân là không giống nhau (do sự khác biệt về tuổi, giới, khả năng đáp ứng của mỗi cá nhân…), bởi vậy, mỗi cá nhân sẽ có những biểu hiện căng thẳng nghề nghiệp khác nhau.
Theo nghiên cứu của Viện Thần kinh học của Úc, các dấu hiệu và triệu chứng của căng thẳng liên quan đến công việc có thể liên quan đến thể chất, tâm lý và hành vi.
Các dấu hiệu về thể chất bao gồm: mệt mỏi, căng cơ, đau đầu, tim đập nhanh, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa.
Các dấu hiệu về tâm lý bao gồm: kích thích, lo lắng, trầm cảm, kiệt sức, khó khăn trong nhận thức.
Các triệu chứng về hành vi bao gồm: tăng số ngày nghỉ ốm, hung hăng, giảm tính sáng tạo và chủ động, giảm năng suất lao động, khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân, tâm trạng thất thường.
![]() |
Công nhân Công ty TNHH GSK Việt Nam (Đồng Nai) thư giãn, đọc sách báo tại khu vực nghỉ giữa ca của công ty. Ảnh: Mai Quý. |
Để phát hiện sớm các bệnh liên quan tới căng thẳng nghề nghiệp, người lao động cần lưu ý khi có các biểu hiện, triệu chứng sau:
Các biểu hiện về sức khỏe tâm thần
- Đau đầu: người lao động sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau đầu liên tục, kéo dài, đau có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên đầu.
- Mất tập trung, suy giảm trí nhớ: người lao động cảm thấy không có hứng thú làm việc, luôn rơi vào trạng thái mất tập trung, đầu óc trống rỗng và suy giảm trí nhớ, dẫn tới chán nản, làm việc không hiệu quả và có thể gây ra các tai nạn lao động.
- Rối loạn giấc ngủ: người lao động luôn suy nghĩ, lo lắng những điều tiêu cực gây ra những rối loạn trong cơ thể và dẫn đến rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc, không thể đi vào giấc ngủ một cách bình thường…).
- Rối loạn cảm xúc: cơ thể luôn trong trạng thái ức chế, mệt mỏi, dễ cáu gắt, dễ xúc động, có thể gây mất kiểm soát hành vi.
- Rối loạn lo âu: dễ kích thích, dễ cáu giận, khô miệng…
- Trầm cảm: tập trung kém, mệt mỏi, mất ham muốn tình dục, mất hứng thú hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động trước đây, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng chán nản...
- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn: biểu hiệnné tránh, dễ xuất hiện cảm xúc quá mức, cáu gắt, bộc phát cơn giận giữ…
Các biểu hiện về bệnh tim mạch: bệnh cao huyết áp: đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng, mặt đỏ, mắt nhìn mờ…; rối loạn nhịp: cảm thấy tim đập nhanh, chóng mặt, hoa mắt…; nhồi máu cơ tim: đau ngực, vã mồ hôi, ngất…
Các biểu hiện về bệnh tiêu hóa: bệnh trào ngược dạ dày thực quản: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua…; hội chứng ruột kích thích: đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón…
Các biểu hiện nền (bệnh có sẵn) nặng hơn: bệnh đái tháo đường: mệt mỏi, khát nước, vết loét lâu lành…; bệnh Alzheimer: sa sút trí nhớ, khả năng nhận thức kém, thay dổi hành vi, tính cách…; làm trầm trọng hơn các bệnh mạn tính khác.
![]() |
Người lao động Công ty TNHH Synztec Việt Nam (TP. Hải Phòng) được làm việc trong nhà xưởng mát mẻ. Ảnh: Mai Dung. |
Biện pháp dự phòng căng thẳng nghề nghiệp
Đối với chủ sử dụng lao động
Cải thiện môi trường làm việc: đảm bảo người lao động làm việc trong môi trường “sạch”, nằm trong giới hạn cho phép theo các quy định hiện hành.
Nguyên tắc cải thiện điều kiện lao động - môi trường làm việc: can thiệp đối với nguồn phát sinh ra tác hại nghề nghiệp để loại bỏ hoặc làm giảm bớt sự hình thành và giải phóng các tác hại nghề nghiệp.
Trong trường hợp tác hại nghề nghiệp đã phát sinh, cần hạn chế sự khuyếch tán, lan rộng của tác hại nghề nghiệp vào môi trường sản xuất bằng cách áp dụng các biện pháp can thiệp bao vây nguồn độc hoặc can thiệp trung gian giữa nguồn và người lao động.
Cần đảm bảo người lao động không phải tiếp xúc với các yếu tố vật lý có hại (nóng bức hay lạnh quá); môi trường làm việc thông thoáng, tránh tiếp xúc với bức xạ nhiệt; đảm bảo điều kiện chiếu sáng, tiếng ồn, bụi, rung, chất hóa học, vi sinh vật… vượt quá giới hạn cho phép.
Đảm bảo người lao động được cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, đúng chủng loại, phù hợp… với mỗi vị trí công việc và giám sát việc thực hiện.
Tổ chức lao động hợp lý: loại bỏ các công việc quá sức, công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại… cho người lao động; số lượng và khối lượng công việc vừa phải, đáp ứng theo khả năng của mỗi người lao động; đảm bảo công việc được phân bổ đều, có luân phiên công việc; đảm bảo tư thế lao động hợp lý, tránh các tư thế xấu khi lao động; thời gian làm việc - nghỉ ngơi theo đúng quy định và hợp lý; đảm bảo phúc lợi, tiện tích cho người lao động; tránh sự mâu thuẫn trong công việc của người lao động (có quá nhiều cấp trên/nhà quản lý); tạo sư minh bạch và công bằng giữa các nhân viên; đảm bảo các chế độ đầy đủ cho người lao động (chính sách lương, trợ cấp, phụ cấp…); tạo môi trường làm việc thân thiện, hỗ trợ, chia sẻ, động viên của người quản lý và đồng nghiệp, sự tôn trọng đối với người lao động…; tăng cường đối thoại, lắng nghe tại nơi làm việc; thực hiện các chương trình truyền thông, đào tạo: các chương trình nhằm giúp người lao động tăng cường nhận thức, phòng ngừa căng thẳng tại nơi làm việc...
![]() |
Cán bộ Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang LGG bổ sung dinh dưỡng cho công nhân lao động. Ảnh: LĐLĐ Bắc Giang. |
Đối với người lao động: chế độ luyện tập thường xuyên: hoạt động luyện tập thể lực hàng ngày có tác động tốt đối với não và cơ thể. Thực hiện các bài tập giảm stress; tránh những tình huống dễ gây căng thẳng tại nơi làm việc, tinh thần lạc quan, tích cực; sắp xếp công việc khoa học để có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Thư giãn bằng cách: tập thở (hít sâu, thả lỏng, tâm trí hoàn toàn thoải mái), tập thiền, tập yoga; sinh hoạt điều độ: duy trì chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường vitamin và chất khoáng...
Dự phòng ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và tăng năng suất lao động; đặc biệt trong sự phát triển của xã hội ngày nay - gia tăng các nghề, công việc mới gây căng thẳng thần kinh - tâm lý ở người lao động.
![]() Trọng tâm "Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023" là xây dựng biện pháp an toàn và giảm căng thẳng cho người lao động. Đây ... |
![]() Theo đồng chí Uông Quang Huy - Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam, có 4 nhóm giải pháp Công đoàn có thể ... |
![]() Theo Điều 3 Luật ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối ... |
Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu - Trao đổi 15:17 | Thứ năm, 25/05/2023
Biểu hiện của căng thẳng nghề nghiệp và biện pháp dự phòng
Căng thẳng nghề nghiệp hiện nay đang là một vấn đề được cả thế giới rất quan tâm. Liên Hợp quốc trong báo cáo thường niên năm 2018 gọi căng thẳng tại nơi làm việc là “bệnh dịch của thế kỷ 21”.
Tin nổi bật cuocsongantoan

Tin tức 12:27 | 31/05/2023
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát, tháo gỡ khó khăn về phòng cháy, chữa cháy

Bạn cần biết 13:31 | 30/05/2023
Đề xuất bỏ thi môn Tin học trong thi tuyển dụng công chức, viên chức

Tin tức 17:43 | 29/05/2023
Giáo viên mầm non mong muốn được nghỉ hưu ở độ tuổi 55
Đọc thêm

Nghiên cứu - Trao đổi 11:13 | Thứ năm, 18/05/2023
3 giai đoạn tiến triển của bệnh do căng thẳng trong công việc và giải pháp phòng ngừa
Căng thẳng trong công việc (occupational stress) có thể được định nghĩa là những phản ứng có hại về thể chất và cảm xúc xảy ra khi các yêu cầu của công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hoặc nhu cầu của NLĐ.

Nghiên cứu - Trao đổi 17:57 | Thứ tư, 03/05/2023
Các bệnh nghề nghiệp phát sinh liên quan tới căng thẳng tại nơi làm việc
Theo Điều 3 Luật ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (NLĐ).

An toàn lao động 16:02 | Thứ hai, 01/05/2023
Cần có chiến lược, chương trình kiểm soát vấn đề sức khỏe tâm thần cho NLĐ
Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tổ chức Công đoàn cần tham gia nghiên cứu, xây dựng giải pháp chăm sóc sức khoẻ tâm thần của người lao động (NLĐ) khi căng thẳng có xu hướng gia tăng trong nền kinh tế số.

Nghiên cứu - Trao đổi 08:35 | Chủ nhật, 30/04/2023
Vai trò của công đoàn trong giảm nguy cơ căng thẳng của NLĐ tại nơi làm việc
Theo đồng chí Uông Quang Huy - Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam, có 4 nhóm giải pháp Công đoàn có thể tham gia để giảm nguy cơ căng thẳng tại nơi làm việc cho người lao động (NLĐ). Trong đó có việc tham gia với chuyên môn xây dựng định mức lao động, mô tả vị trí chức danh theo quy định.

Nghiên cứu - Trao đổi 10:10 | Thứ bảy, 29/04/2023
Không áp dụng nghỉ hưu sớm đối với cán bộ quản lý mầm non
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Bộ LĐ-TB và XH xem xét việc giáo viên mầm non có ít nhất 15 năm công tác được nghỉ hưu sớm hơn (tối đa 5 năm). Về nội dung này, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT).

Nghiên cứu - Trao đổi 17:49 | Thứ ba, 13/12/2022
Bài 1: Định hướng phát triển Bảo hiểm bắt buộc TNLĐ và BNN ở nước ta
Nghiên cứu hoàn thiện chính sách Bảo hiểm bắt buộc tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) nước ta đến 2035 là vấn đề rất mới trong lĩnh vực ATVSLĐ, cần được nghiên cứu trong tổng thể các chính sách bảo hiểm nói chung.

Nghiên cứu - Trao đổi 11:27 | Chủ nhật, 30/10/2022
7 cách giảm nguy cơ phơi nhiễm ở các tiệm làm móng
Phòng ngừa tai nạn và thương tích cần được ưu tiên hàng đầu đối với các tiệm làm móng cũng như tất cả các cơ sở kinh doanh nhỏ. Phòng ngừa bằng cách nâng cao nhận thức và hiểu biết về các thành phần được pha chế trong các sản phẩm làm đẹp là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát sự phơi nhiễm với yếu tố có hại. Chúng ta nên loại bỏ, hoặc giảm thiểu các tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng như hen suyễn, ung thư và sẩy thai. Điều quan trọng không chỉ là hiểu biết rõ về thành phần có trong sản phẩm mà còn là nồng độ, thời gian tiếp xúc, các phương thức tiếp xúc và cách thức tiếp xúc với hoá chất, …

Nghiên cứu - Trao đổi 11:14 | Chủ nhật, 30/10/2022
Nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, mục tiêu là bảo vệ an toàn cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chung của đất nước.

Nghiên cứu - Trao đổi 11:04 | Chủ nhật, 30/10/2022
Giải pháp về an toàn, vệ sinh lao động với các doanh nghiệp thi công xây dựng
Về đặc thù công việc thì ngành Xây dựng là một trong những lĩnh vực có nguy cơ mất an toàn cao, người lao động phải thường xuyên làm việc trong các điều kiện nguy hiểm như: trên cao, trong hầm ngầm, vận hành các máy - thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tiếp xúc với các nguồn điện… Do vậy, vấn đề về quản lý an toàn trong lĩnh vực xây dựng là một vấn đề quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu của ngành Xây dựng nhằm giảm thiểu các tổn thất về con người, tài chính cũng như cơ sở vật chất, tài sản của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu - Trao đổi 09:57 | Chủ nhật, 23/10/2022
Hội thảo "Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp"
Ngày 22/10, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Cơ sở lý luận, thực tiễn thể chế hóa và sử dụng Quỹ ở Việt Nam”.

Nghiên cứu - Trao đổi 18:29 | Thứ tư, 19/10/2022
Công nhân ngành khai thác mỏ đối mặt với hàng loạt bệnh nghề nghiệp
Thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, điều kiện làm việc khắc nghiệt khiến cho công nhân ngành khai thác mỏ có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh nghề nghiệp.

Nghiên cứu - Trao đổi 06:28 | Thứ ba, 27/09/2022
Đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng
Do tính đặc thù, các khu dân cư, nhà cao tầng luôn tiềm ẩn mức độ nguy cơ cháy, nổ cao hơn so với các công trình thông thường khác như khu nhà thương mại, văn phòng làm việc.

Emagazine 20:40 | Thứ bảy, 24/09/2022
Kiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão
Chia sẻ của ông Vũ Việt Hùng - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) sẽ giúp thuyền viên, ngư dân tàu cá có thêm kiến thức an toàn, kĩ năng để ứng phó với thiên tai, sự cố, tai nạn trên biển

Nghiên cứu - Trao đổi 21:24 | Thứ hai, 05/09/2022
Không có giao kết hợp đồng lao động: Xử phạt thế nào?
Bạn Nguyễn Minh Hương (Hòa Bình) hỏi: Tôi 23 tuổi, hiện đang là công nhân ở Công ty may xuất khẩu được hơn 6 tháng, sau 2 tháng thử việc tôi được công ty thông báo vào làm chính thức và sẽ ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm, tuy nhiên, hiện tôi vẫn chưa có giao kết hợp đồng lao động và cũng chưa được đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Như vậy, trường hợp này công ty có vi phạm luật lao động không và tôi cần phải làm gì để có giao kết hợp đồng? Nếu công ty vi phạm thì bị xử phạt thế nào?

Nghiên cứu - Trao đổi 17:00 | Thứ bảy, 03/09/2022
Mức độ thực hiện an toàn lao động của NLĐ ngành Dịch vụ viễn thông
Hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự tham gia, đóng góp và thực hiện của người lao động (NLĐ).

Nghiên cứu - Trao đổi 21:43 | Thứ sáu, 02/09/2022
An toàn lao động ở Trung Quốc
An toàn tại nơi làm việc từ lâu đã trở thành vấn đề được quan tâm ở Trung Quốc. Trong bối cảnh môi trường kinh tế năng động, Trung Quốc đã hai lần điều chỉnh Luật An toàn lao động (ATLĐ) năm 2002 và cho thấy những thay đổi tích cực.

Nghiên cứu - Trao đổi 03:19 | Thứ ba, 30/08/2022
Nguy cơ mắc tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
So với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) chỉ đứng sau xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ. Mặc dù bước đầu đã nhận được sự quan tâm của các ban, ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể xã hội;, nhưng làm thế nào bảo đảm an toàn trong lĩnh vực này vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Nghiên cứu - Trao đổi 08:54 | Thứ bảy, 27/08/2022
Hai lãnh đạo nữ tiêu biểu và phong trào lao động ở Mỹ
Phong trào lao động Mỹ những năm qua đã chứng kiến sự trỗi dậy sôi nổi chưa từng có, đỉnh điểm là năm 2021, khi các cuộc đình công tại nơi làm việc trở nên phổ biến trên khắp nước Mỹ. Thời gian này cũng chứng kiến hai gương mặt lãnh đạo nữ tiêu biểu của các công đoàn Hoa Kỳ.

Nghiên cứu - Trao đổi 21:41 | Thứ năm, 25/08/2022
Những vấn đề mới và một số khuyến nghị về quan hệ lao động
Quan hệ sản xuất trong kinh tế thị trường được hình thành ở Việt Nam từ khi đổi mới. Quan hệ lao động (QHLĐ) do nhiều chủ thể tương tác với nhau thông qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ: cơ chế hai bên và cơ chế ba bên.

Nghiên cứu - Trao đổi 12:21 | Thứ tư, 24/08/2022
Cảnh báo an toàn từ những vụ tai nạn chết người do xe nâng
Vụ nữ công nhân Công ty TNHH Giày Akalia Việt Nam (Thanh Hóa) bị xe nâng cán qua người tử vong do tài xế lùi xe bất cẩn cho thấy: nếu người lao động không tuân thủ quy tắc an toàn đối với phương tiện vận tải chuyên dùng này thì sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.