Thứ sáu 04/04/2025 16:20

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh ngộ độc nấm. Đáng báo động, có 2 bệnh nhân đã tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ nấm hoang dại và tầm quan trọng của việc nhận biết nấm độc.
Mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và đau bụng... cẩn thận ngộ độc hàn the!

Suy gan, suy thận vì ăn phải nấm độc

Mới đây, tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hai bệnh nhân từ các tỉnh khác nhau đã phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc nấm. Một bệnh nhân nam, 37 tuổi, ở Lâm Bình, Tuyên Quang, đã cùng nhóm bạn hái một loại nấm có hình dáng giống chiếc ô trong rừng. Sau khoảng 8-9 giờ sau khi ăn nấm, anh xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và tiêu chảy.

Những triệu chứng này kéo dài, sau đó bệnh nhân bị vàng da, vàng mắt, có dấu hiệu suy gan, suy thận và tiến triển đến tình trạng tiền hôn mê gan. Bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị tích cực tại Trung tâm Chống độc, bao gồm lọc máu, thay huyết tương và sử dụng thuốc giải độc.

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong
Bệnh nhân bị vàng da sau khi ăn loại nấm tự hái trên rừng. (Ảnh: BV Bạch Mai)

Một trường hợp khác là một nữ bệnh nhân 57 tuổi đến từ Ngân Sơn, Bắc Kạn. Bà đã hái một nắm nấm màu trắng trong rừng và nấu canh ăn một mình. Khoảng 13 giờ sau, bà cũng xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Dù đã được điều trị tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân vẫn phải chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai vì tình trạng viêm gan cấp và suy gan nặng.

Theo lời kể của bệnh nhân, loại nấm bà tự hái có màu trắng, hình dáng giống chiếc ô, dài như ngón tay, đầu nấm hơi tròn. Bệnh nhân cũng có thói quen hái các loại nấm trên rừng về ăn, nhưng chưa lần nào gặp phải tình trạng tương tự.

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong
Bác sĩ Trung tâm Chống độc kiểm tra tình trạng vàng da của người bệnh. (Ảnh: BV Bạch Mai)

BS. Nguyễn Tiến Đạt, Trung tâm Chống độc, cho biết, kết quả kiểm tra, xét nghiệm máu của các bệnh nhân cho thấy nhiều chỉ số bất thường, cao vượt ngưỡng gấp nhiều lần so với người bình thường. Hiện tại, các bệnh nhân đều trong tình trạng suy gan, suy thận, phải lọc máu hỗ trợ gan và dùng các thuốc giải độc.

BS. Đạt cũng cho biết thêm, trước đó, ngày 06/03/2025, Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận hai vợ chồng ở Thanh Hoá bị ngộ độc do ăn nấm tự hái trên rừng. Tuy nhiên, hai bệnh nhân này đã không qua khỏi do suy đa tạng nặng.

Điều đáng lưu ý là những bệnh nhân này đều có thói quen hái nấm trong rừng nhưng chưa từng gặp phải tình trạng ngộ độc tương tự. Họ không hề biết rằng loại nấm mà họ ăn có thể chứa độc tố nguy hiểm.

Chuyên gia cảnh báo: Không tự ý hái và ăn nấm rừng

TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo: "Các loại nấm tự nhiên đều khó có thể nhận dạng bằng mắt thường, không thể phân biệt được nấm độc hay không độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí đến chuyên gia cũng có thể nhầm lẫn. Có hàng nghìn loại nấm, số nấm độc không quá nhiều nhưng rất dễ nhầm lẫn. Đơn cử, một số nấm trông rất đẹp mắt nhưng lại chứa chất độc như amatoxin, gây tử vong cho rất nhiều bệnh nhân khi ăn phải."

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong
Hình ảnh nấm bệnh nhân hái về ăn (ảnh do bệnh nhân cung cấp).

Theo TS. Nguyễn Trung Nguyên, nguyên nhân của tất cả các trường hợp ngộ độc nấm là do người dân tự ý hái nấm mọc hoang dại và ăn phải nấm độc.

Mỗi loại nấm độc khi ăn phải sẽ gây ra những dấu hiệu riêng. Các loại nấm độc hiện nay được chia thành 2 nhóm: nhóm nấm gây ngộ độc sớm và nhóm nấm gây độc muộn.

Đặc điểm Nấm gây ngộ độc sớm (triệu chứng trong vòng 6 giờ) Nấm gây ngộ độc muộn (triệu chứng sau 6 giờ)
Hình thức Thường không bắt mắt, ít hấp dẫn, thậm chí có màu sắc rực rỡ. Thường có màu trắng, sạch sẽ, trông rất ngon, ví dụ như nấm độc tán trắng (Amanita verna) hoặc nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa).
Triệu chứng Nôn, đau bụng, tiêu chảy, thường kèm theo các triệu chứng thần kinh, tâm thần, và có thể có triệu chứng tim mạch.

Giai đoạn 1: Đau bụng, nôn, tiêu chảy rất nhiều, xuất hiện muộn và kéo dài khoảng 1 ngày.

Giai đoạn 2: Giai đoạn yên lặng, các triệu chứng giảm hoặc hết trong 1 ngày.

Giai đoạn 3: Viêm gan, suy gan, suy thận, tổn thương/suy đa cơ quan và tử vong.

Mức độ nguy hiểm Ít nguy hiểm đến tính mạng nếu được cấp cứu kịp thời. Nguy hiểm cao, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50% ngay cả khi được điều trị tích cực.

Như vậy, đối với nhóm nấm gây ngộ độc sớm, các biểu hiện ngộ độc xuất hiện trong vòng 6 giờ sau khi ăn. Hình thức của các loại nấm này thường không bắt mắt, ít hấp dẫn, thậm chí có màu sắc rực rỡ. Khi ăn phải nhóm nấm này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như nôn, đau bụng, tiêu chảy, thường kèm theo các triệu chứng thần kinh, tâm thần, và có thể có triệu chứng tim mạch. Tuy nhiên, đối với nhóm nấm gây ngộ độc sớm, nếu người dân được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời thì hầu hết sẽ không tử vong.

Còn nhóm nấm gây ngộ độc muộn thường có màu trắng, sạch sẽ, trông rất ngon, ví dụ như nấm độc tán trắng (Amanita verna) hoặc nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa). Biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau ăn quá 6 giờ, với ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đau bụng, nôn, tiêu chảy rất nhiều, xuất hiện muộn và kéo dài khoảng 1 ngày.

Giai đoạn 2: Giai đoạn yên lặng, các triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy giảm hoặc hết trong 1 ngày.

Giai đoạn 3: Viêm gan, suy gan, suy thận, tổn thương/suy đa cơ quan và tử vong.

Tính nguy hiểm của các nấm gây ngộ độc muộn là vẻ ngoài hấp dẫn và thời gian ủ bệnh kéo dài. Khi phát hiện ra thì chất độc đã hấp thu hết vào cơ thể, gây ngộ độc gan rất nặng, ồ ạt, thậm chí ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Tỷ lệ tử vong rất cao, tới 50%, kể cả khi áp dụng các biện pháp cấp cứu, hồi sức, giải độc tích cực. Ở giai đoạn 2, khi các triệu chứng có vẻ yên tĩnh, nhưng thực tế gan vẫn đang bị tổn thương âm thầm. Bệnh nhân và bác sĩ nếu chưa có kinh nghiệm có thể cho bệnh nhân ra viện sớm, để rồi sau đó bệnh nhân lại sớm quay lại viện vì tình trạng bệnh nặng hơn.

TS. Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, thời điểm mùa xuân là thời gian ở miền Bắc, miền Trung có mưa ẩm trở lại, tạo điều kiện cho các loài nấm mọc lên, trong đó có nhiều nấm độc. Người dân không nên hái các nấm mọc hoang dại về ăn, có lẽ chỉ trừ mộc nhĩ.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức và các cá nhân cần tăng cường tuyên truyền, chia sẻ thông tin an toàn này đến người dân.

Ngộ độc nấm rừng không phải là một sự cố hiếm gặp và có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy luôn ghi nhớ: "Không biết không ăn". Chỉ có sự thận trọng và kiến thức đúng đắn mới giúp giảm thiểu những hậu quả đau lòng từ ngộ độc nấm.

Xem thêm voice: BS chia sẻ dấu hiệu ngộ độc chất phụ gia trong thực phẩm:

Mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và đau bụng... cẩn thận ngộ độc hàn the! Mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và đau bụng... cẩn thận ngộ độc hàn the!

Mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng – những triệu chứng tưởng chừng như thông thường lại có thể là dấu hiệu của ngộ ...

32 học sinh uống nhầm, ngộ độc thuốc diệt chuột 32 học sinh uống nhầm, ngộ độc thuốc diệt chuột

Mới đây, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận cấp cứu 32 bệnh nhi bị ngộ độc, ...

Hà Nội: Nguy kịch vì ngộ độc rượu không rõ nguồn gốc, người đàn ông 61 tuổi hôn mê sâu, teo não Hà Nội: Nguy kịch vì ngộ độc rượu không rõ nguồn gốc, người đàn ông 61 tuổi hôn mê sâu, teo não

Mới đây, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam, 61 tuổi (Hà Nội) trong tình trạng rối ...

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Khỏe – Đẹp

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Khỏe – Đẹp

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Khỏe – Đẹp

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?

Đọc thêm

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Khỏe – Đẹp

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Khỏe – Đẹp

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Khỏe – Đẹp

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Khỏe – Đẹp

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo kẹo Kera khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Nhưng liệu sản phẩm này có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng lắng nghe phân tích từ các chuyên gia hàng đầu để có lựa chọn thông minh nhất cho sức khỏe của bạn.

Hành trình tái sinh: Ca ghép tim xuyên Việt kỳ diệu tại Huế

Khỏe – Đẹp

Hành trình tái sinh: Ca ghép tim xuyên Việt kỳ diệu tại Huế

Sau hành trình khẩn trương kéo dài 3 giờ 48 phút, trái tim từ một người hiến tạng ở TP.HCM đã hồi sinh cuộc đời anh N.V.C. (36 tuổi, Quảng Nam), bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 15 thành công tại bệnh viện, minh chứng cho sự tiến bộ của y học Việt Nam và tinh thần nhân đạo cao cả.

Dán cao, xoa dầu sau ngã: Người đàn ông suýt mất chân vì hoại tử

Khỏe – Đẹp

Dán cao, xoa dầu sau ngã: Người đàn ông suýt mất chân vì hoại tử

Mới đây, một người đàn ông trung niên đã phải đối mặt với nguy cơ mất chân do thói quen chăm sóc vết thương sai cách sau khi bị ngã. Việc tự ý dán cao, xoa dầu không giúp vết thương hồi phục mà còn dẫn đến tình trạng hoại tử nghiêm trọng, suýt chút nữa anh đã phải cắt bỏ cẳng chân.

Bệnh sởi gia tăng và nguy cơ tử vong: Hệ lụy từ thiếu sót trong tiêm chủng và nhận thức cộng đồng

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi gia tăng và nguy cơ tử vong: Hệ lụy từ thiếu sót trong tiêm chủng và nhận thức cộng đồng

Trong những ngày qua, dư luận không khỏi bàng hoàng trước thông tin về hai trường hợp tử vong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, liên quan đến bệnh sởi. Đây là một minh chứng đau lòng về hậu quả của việc thiếu sự chăm sóc y tế kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng.

Cảnh báo: Gia tăng trẻ tự gây thương tích - Dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên!

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo: Gia tăng trẻ tự gây thương tích - Dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên!

Áp lực học hành, gia đình vô tâm và nỗi cô đơn không tên đã đẩy nhiều trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên rơi vào tình trạng tự gây thương tích không tự tử (NSSI). Đằng sau mỗi vết sẹo ấy không chỉ là nỗi đau thể xác, mà là tiếng gào thét từ tâm hồn non nớt đang khao khát được lắng nghe từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Sản phẩm Kẹo Rau Củ Kera, với những lời quảng cáo gây xôn xao về việc thay thế rau xanh bằng một viên kẹo, đã tạo nên một cơn sốt trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau những lời hứa hẹn ngọt ngào, liệu Kera có thực sự là giải pháp bổ sung chất xơ hiệu quả, hay chỉ là một chiêu trò quảng cáo đánh vào tâm lý người tiêu dùng?

Cảnh báo nguy cơ thủng hành tá tràng: Áp lực học tập đang đe dọa sức khỏe người trẻ

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ thủng hành tá tràng: Áp lực học tập đang đe dọa sức khỏe người trẻ

Thủng hành tá tràng, một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là áp lực học tập, thói quen ăn uống thiếu khoa học và sự căng thẳng trong cuộc sống. Các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Sống an toàn

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Chúng ta đang tiêu thụ vi nhựa mỗi ngày. Từ nước uống, thực phẩm đến không khí, các hạt nhựa siêu nhỏ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và âm thầm xâm nhập cơ thể con người. Vậy hạt vi nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Liệu chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự xâm nhập của vi nhựa và bảo vệ sức khỏe của chính mình?

Sau sự ra đi của diễn viên Quý Bình: Hiểu rõ về căn bệnh u não và cách phòng ngừa

Khỏe – Đẹp

Sau sự ra đi của diễn viên Quý Bình: Hiểu rõ về căn bệnh u não và cách phòng ngừa

Sự ra đi của diễn viên Quý Bình vì u não khiến nhiều người bàng hoàng. Câu hỏi u não là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng nhận biết ra sao và làm thế nào để phòng ngừa đang được nhiều người quan tâm.

Tin vui cho cha mẹ công nhân: Vắc-xin Rota đang được triển khai miễn phí

Khỏe – Đẹp

Tin vui cho cha mẹ công nhân: Vắc-xin Rota đang được triển khai miễn phí

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota là mối lo ngại lớn của nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt là những gia đình công nhân với điều kiện chăm sóc con còn hạn chế. Vắc-xin Rota, được ví như “lá chắn vàng”, giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Trước đây, chi phí hơn 1,7 triệu đồng cho hai liều khiến nhiều phụ huynh đắn đo, nhưng nay tin vui là vắc-xin Rota đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng Mở rộng, giúp mọi trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ miễn phí.

Báo động: Tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa, hiểm họa khôn lường

Khỏe – Đẹp

Báo động: Tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa, hiểm họa khôn lường

Tăng huyết áp – “kẻ giết người thầm lặng” – không chỉ là mối nguy đối với người cao tuổi mà ngày càng trẻ hóa, đe dọa sức khỏe của nhiều người trẻ. Lối sống thiếu khoa học, căng thẳng kéo dài và thói quen chủ quan với bệnh là những nguyên nhân khiến tình trạng này gia tăng.

Biến chứng đáng sợ của viêm tai giữa ở người lớn

Khỏe – Đẹp

Biến chứng đáng sợ của viêm tai giữa ở người lớn

Viêm tai giữa, mặc dù là một bệnh lý phổ biến và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng đối với người lớn, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, một căn bệnh cấp cứu nội khoa đe dọa tính mạng.

Cúm khi mang thai: Hậu quả khôn lường nếu mẹ bầu chủ quan

Khỏe – Đẹp

Cúm khi mang thai: Hậu quả khôn lường nếu mẹ bầu chủ quan

Vi-rút cúm có thể gây ra những biến chứng, mang nhiều hệ lụy cho cả mẹ và con như: bội nhiễm, sảy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân... Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, cúm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Hơn thế, khi nhiễm cúm, bà bầu thường bị nặng hơn và thời gian bệnh kéo dài.

Lao động nữ trăn trở về chăm sóc da: Cần lắm những buổi chia sẻ trực tuyến

Khỏe – Đẹp

Lao động nữ trăn trở về chăm sóc da: Cần lắm những buổi chia sẻ trực tuyến

"Làm sao để chăm sóc da đúng cách? Có nên dùng tẩy trang và kem chống nắng hàng ngày? Nên để da tự nhiên hay sử dụng hóa mỹ phẩm? Làm thế nào để ngăn ngừa lão hóa da?" – Đây là những băn khoăn được nhiều lao động nữ đặt ra nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Cảnh báo nguy hiểm từ thuốc giảm cân chứa Sibutramin trên mạng xã hội

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy hiểm từ thuốc giảm cân chứa Sibutramin trên mạng xã hội

Một bệnh nhân nữ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên Tiktok.

Hà Nội đứng thứ 8/125 thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Làm sao để sống khỏe mạnh?

Khỏe – Đẹp

Hà Nội đứng thứ 8/125 thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Làm sao để sống khỏe mạnh?

Sáng 3/3, Hà Nội xếp thứ 8 trong danh sách 125 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam, nằm trong phạm vi "không tốt cho các nhóm nhạy cảm". Từ các bệnh hô hấp đến tim mạch, tác hại của ô nhiễm là không thể xem thường. Vậy làm sao để "sống chung" an toàn và khỏe mạnh?