Lưu ý an toàn cho người lao động khi mua thực phẩm ngày Tết |
Từ món ăn ưa chuộng đến nỗi lo ngộ độc
Bình quân mỗi tuần, anh Lê Anh Tuấn (28 tuổi, công nhân ở khu công nghiệp Tân Tạo, TP. HCM) ăn bánh mì lề đường từ 3-4 lần vào mỗi bữa sáng.
Với giá thành rẻ (thậm chí có nơi chỉ bán 10.000đ/ổ), dễ mua và cũng rất dễ ăn, bánh mì đã trở thành món ăn sáng thường xuyên của đại đa số những người lao động thu nhập thấp như anh Tuấn.
Anh chia sẻ: “Nhân bánh mì rất đa dạng, bữa nay ăn bánh mì ốp la (trứng) thì hôm sau đổi qua ăn với pa tê chả lụa, hoặc thịt, chả… cho đỡ ngán”.
Nhưng khi được hỏi về yếu tố an toàn bên trong ổ bánh mì anh chỉ lắc đầu: “Thấy chỗ nào người ta mua đông, có tiếng, nhiều người biết thì mình ghé đó mua. Nếu ăn ngon, hợp khẩu vị thì mua tiếp, còn thực phẩm có đảm bảo an toàn hay không thì không thể biết được. Chẳng lẽ đi mua ổ bánh mì 15.000đ lại kêu chủ tiệm cho coi giấy kiểm định an toàn thực phẩm?”.
Nhiều người dân sau khi ăn bánh mì tại tiệm C.B tại thành phố Vũng Tàu phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu. Ảnh: TTXVN phát |
Từ khi du nhập vào Việt Nam, bánh mì đã trải qua một quá trình phát triển và “biến tấu” rất đặc sắc. Nó không chỉ mang lại món ăn giá rẻ cho lớp bình dân, tạo sinh kế cho hàng triệu hộ kinh doanh cá thể; mà còn làm giàu thêm bản sắc ẩm thực người Việt…
Thậm chí, bánh mì thịt của Việt Nam xếp vị trí số 1 trong danh sách 100 món ăn cùng bánh mì ngon nhất thế giới. Xếp hạng do độc giả của TasteAtlas, trang thông tin được xem là 'bản đồ ẩm thực thế giới' bình chọn.
Tuy nhiên thời gian qua, trên cả nước đã ghi nhận nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng liên quan đến bánh mì đã đặt ra nhiều nỗi lo về công tác đảm bảo ATVSTP đối vơi loại thực phẩm này.
Gần đây nhất là vụ ngộ độc bánh mì ở TP Vũng Tàu xảy ra hồi tháng 11/2024 với 379 ca nhập viện, trong đó có 6 ca nặng và 1 ca tử vong.
Trước đó, vụ ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai (xảy ra vào tháng 5/2024) khiến gần 600 trường hợp phải nhập viện. Trong đó, bé trai 5 tuổi tử vong sau 1 tháng cấp cứu, hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM).
Sau khi mua nguyên liệu từ chợ, các cơ sở nhỏ lẻ, nhân viên tiệm bánh mì Băng chế biến theo công thức riêng, bán hơn 1.000 ổ mỗi ngày.
Chủ tiệm bánh mì cho biết: Đã mua nguyên vật liệu từ chợ và các cửa hàng người quen nên không có hóa đơn. Trong đó pate tự làm (gan heo, thịt mỡ), dưa muối chua tự làm (cà rốt, củ cải trắng), nước sốt tự làm (gồm nước hầm thịt heo, hạt nêm, bột ngọt, nước tương). Các nguyên liệu khác như chả lụa, thịt nguội, thịt heo... được tiệm mua từ nơi khác, không chế biến lại.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm của cơ quan chức năng đối với: pate, thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua lấy tại cơ sở bánh mì đã phát hiện khuẩn Salmonella. Sở Y tế Đồng Nai kết luận, nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc trên có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Thủ phạm ở đâu?
Ngày nay, bánh mì thịt (tên gọi phân biệt với bánh mì không) có nhân bên trong rất đa dạng. Nhân một ổ bánh mì thường là các loại thịt heo được chế biến theo nhiều cách khác nhau, rồi pate, chả lụa, chả chiên, trứng, dăm bông, xúc xích, lạp xưởng, thịt… được cho vào bên trong ổ bánh mì cùng các loại rau thơm như ngò, hành lá, ớt, dưa chua...
Theo các chuyên gia, các vụ ngộ độc liên quan đến bánh mì hầu hết xuất phát từ những nguyên liệu đi kèm như: pate, thịt nguội, các loại nước sốt, rau sống… Các trường hợp ngộ độc do vi khuẩn thường chiếm tỷ lệ cao do thực phẩm nhiễm các vi khuẩn như: Salmonella, E.coli, Escherichiacoli, Listeria, Campylobacter, Bacillus cereus, Vibrio, Clostridium botulinum…
Bánh mì kẹp thịt là món ăn bình dân, hấp dẫn ở Việt Nam. Ảnh: P.V |
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Khoa học công nghệ và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, bánh mì không phải thủ phạm chính gây ngộ độc. Bánh mì làm từ bột mì, sau đó được nướng chín. Chúng chỉ gây ngộ độc khi để quá lâu, thường do nấm mốc. Bánh mì bị mốc dễ phát hiện nên cũng ít khi được sử dụng.
Người bị ngộ độc thực phẩm thường có biểu hiện: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, rối loạn điện giải… Ngộ độc nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. |
Những vụ ngộ độc bánh mì trong thời gian qua là do pate, xúc xích, dưa chuột, tương ớt, rau sống... trong bánh mì bị nhiễm khuẩn.
“Các cơ sở sản xuất thường làm pate nguyên khối, nghĩa là xay gan ra, cho thêm mỡ lợn rồi hấp chín – đây là quá trình thanh trùng, nhưng nếu thanh trùng không hết thì vi khuẩn chỉ chết khoảng 90%, sau khi để ra ngoài thì vi khuẩn lại có cơ hội phát triển. Ngoài ra, gan rất dễ thiu vì chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao”, ông phân tích.
Chế biến và bảo quản sai cách: tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
Các chuyên gia cho rằng, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Đó là thực phẩm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn); thực phẩm bị nhiễm hóa chất và bản thân thực phẩm có độc (như nấm độc, cá nóc…).
Ngoài ra, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm còn do khâu bảo quản và chế biến thực phẩm như: Chế biến thức ăn qua nhiều khâu thủ công, nấu thức ăn giàu đạm không chín kỹ, để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau.
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi người bệnh ăn phải các món ăn độc hại, không đảm bảo, không được chế biến kỹ.
BS CKII Hoàng Minh Dũng, Khoa Cấp cứu Hồi sức, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, cho biết: Khi cơ thể chúng ta không thể đào thải được, thì những vi sinh vật hay những chất đó sẽ xâm nhập vào các cơ quan nội tạng và gây tổn thương. Hệ quả xấu nhất là tình trạng rối loạn nước, mất nước trầm trọng, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng; nguy hiểm hơn nữa là bệnh nhân có thể tử vong.
Điều đáng lo nhất hiện nay là không phải cơ sở kinh doanh bánh mì nào cũng bảo đảm nguồn nguyên liệu an toàn, chế biến và bảo quản đúng cách, trong khi bánh mì cũng như mọi món ăn khác nếu chế biến và bảo quản sai cách thì đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người chế biến và các cơ sở sản xuất thực phẩm cần đảm bảo nguyên tắc an toàn từ khâu chọn nguyên liệu, điều kiện chế biến, quy trình chế biến và bảo quản để phòng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc.
Đối với người tiêu dùng, khi mua bánh mì hay các thực phẩm chế biến sẵn khác, cần lựa chọn sản phẩm được sản xuất tại cơ sở uy tín, được kiểm tra chứng nhận, giám sát về an toàn thực phẩm.
Phát hiện hàng tấn giò, chả chứa hàn the: Chất cấm có thể làm chậm phát triển thần kinh, gây ngộ độc cấp Hàn the là chất cực độc không được phép dùng trong thực phẩm. Hàn the khi được hấp thu vào cơ thể có thể gây ... |
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày Tết từ chất bảo quản Tuy được phép sử dụng, chất bảo quản thực phẩm vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại nếu dùng quá liều. Ngộ độc, viêm nhiễm, ... |
Mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và đau bụng... cẩn thận ngộ độc hàn the! Mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng – những triệu chứng tưởng chừng như thông thường lại có thể là dấu hiệu của ngộ ... |
Khỏe – Đẹp 06:00 | Thứ tư, 15/01/2025
Sự biến đổi thời tiết thất thường ở Hà Nội không còn là chuyện nhỏ. Nó đang tạo ra những "cú sốc" liên tục cho cơ thể, đặc biệt là người lao động. Viêm đường hô hấp, dị ứng da, thậm chí là đột quỵ... tất cả đều là những nguy cơ rình rập nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Sống an toàn 17:34 | 13/01/2025
Khỏe – Đẹp 08:29 | 13/01/2025
Khỏe – Đẹp 05:50 | Thứ ba, 14/01/2025
Khói từ cháy rừng có thể gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có và dẫn đến các biến chứng tim mạch. Việc hiểu rõ những rủi ro này là rất quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Khỏe – Đẹp 10:41 | Thứ bảy, 11/01/2025
Trước tết, nhu cầu giảm béo, làm đẹp tăng cao không chỉ riêng đối với chị em phụ nữ mà cánh đàn ông cũng quan tâm. Hiểu tâm lý này, xuất hiện nhiều đối tượng rao bán những loại thuốc “thần dược” giảm cân không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn.
Sống an toàn 16:27 | Thứ năm, 09/01/2025
3 lạng thịt ôi, thối ngâm hóa chất pha nước trắng trong 5 phút “hô biến” thành thịt tươi, không mùi. Đây là hóa chất gì? Nguy hiểm như thế nào với sức khỏe con người? Đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng hiện nay.
Khỏe – Đẹp 13:34 | Thứ năm, 09/01/2025
Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, song đi kèm với đó là những lo ngại về an toàn thực phẩm. Những ngày qua, hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Khỏe – Đẹp 13:38 | Thứ ba, 07/01/2025
Chất bảo quản là một trong những loại phụ gia thực phẩm đáng lo ngại nhất hiện nay, theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên gia về an toàn thực phẩm.
Sống an toàn 09:20 | Thứ ba, 07/01/2025
Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, các chuyên gia của bệnh viện Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu.
Sống an toàn 08:30 | Thứ ba, 07/01/2025
Sự gia tăng các ca nhiễm HMPV đang được theo dõi chặt chẽ tại Trung Quốc và một số quốc gia. Trong khi các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng loại virus này không phải là mới và thường gây ra bệnh hô hấp nhẹ, các quốc gia đang thực hiện những biện pháp chủ động để theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát dịch tiềm ẩn.
Sống an toàn 22:45 | Chủ nhật, 05/01/2025
Mới đây, hình ảnh Tuyển thủ Việt Nam Nguyễn Xuân Son cùng vợ con mua bánh chuối chiên ở vỉa hè đã trở nên “hót” nhất trên mạng xã hội. Món ăn vặt này có gì thú vị mà khiến Tuyển thủ AFF Cup 2024 thích đến vậy?
Khỏe – Đẹp 20:22 | Chủ nhật, 05/01/2025
Số ca nhiễm virus HMPV gia tăng tại Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lo ngại liệu nó có trở thành một đại dịch như COVID-19. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định đây là một hiện tượng thường niên và đang được kiểm soát.
Khỏe – Đẹp 20:10 | Chủ nhật, 05/01/2025
Những ngày gần đây, thông tin về sự gia tăng các ca nhiễm vi rút human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận, làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát dịch bệnh mới. Các nguồn tin trên mạng xã hội và một số trang báo nước ngoài cho thấy tình trạng quá tải tại các bệnh viện, thậm chí có những tin đồn về việc công bố tình trạng khẩn cấp, làm dấy lên những quan ngại về một cuộc khủng hoảng y tế tiềm ẩn sau COVID-19.
Khỏe – Đẹp 16:19 | Thứ bảy, 04/01/2025
Trong vai người mua hàng, chúng tôi đã thâm nhập vào các chợ đầu mối và các cửa hàng bán phụ gia, và không khỏi giật mình khi chứng kiến sự dễ dãi trong mua bán, sử dụng loại hóa chất này. Phụ gia không rõ nguồn gốc đang tạo thành một "ma trận", đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Khỏe – Đẹp 15:44 | Thứ bảy, 04/01/2025
Tuy được phép sử dụng, chất bảo quản thực phẩm vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại nếu dùng quá liều. Ngộ độc, viêm nhiễm, đau đầu, nôn mửa là những hậu quả thường gặp. Nghiêm trọng hơn, việc lạm dụng chất bảo quản có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh và làm tăng nguy cơ ung thư.
Khỏe – Đẹp 17:24 | Thứ sáu, 03/01/2025
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội vừa tạm đình chỉ hoạt động với cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh do nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm. Từ vụ việc này, nhiều người đặt ra nghi vấn về chất lượng thực phẩm được sản xuất, buôn bán tại các hàng, quán trên phố cổ - liệu có đảm bảo vệ sinh hay chỉ là chưa bị phát hiện?
Sống an toàn 10:40 | Thứ sáu, 03/01/2025
Từ 1/1/2025, Việt Nam chính thức thực thi lệnh cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và đặc biệt là bóng cười. Quyết định này được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, trước những tác hại nghiêm trọng của các sản phẩm này.
Sống an toàn 09:31 | Thứ sáu, 03/01/2025
Những ngày qua chỉ số chất lượng không khí ở nhiều địa phương miền Bắc vượt ngưỡng 200, thậm chí có nơi xấp xỉ 300 đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống, làm việc trong những vùng ô nhiễm này.
Khỏe – Đẹp 20:09 | Thứ năm, 02/01/2025
Đau cổ vai gáy là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người làm công việc văn phòng hoặc lái xe. Tuy nhiên, việc tự ý điều trị đau vai gáy bằng các dịch vụ massage tại các spa không uy tín hoặc thiếu chuyên môn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Khỏe – Đẹp 16:27 | Thứ năm, 02/01/2025
Hàn the là chất cực độc không được phép dùng trong thực phẩm. Hàn the khi được hấp thu vào cơ thể có thể gây ra nhiều tác động xấu, đặc biệt là đối với não bộ. Với liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong.
Khỏe – Đẹp 16:09 | Thứ năm, 02/01/2025
Số ca cấp cứu do đột quỵ tăng cao tại các bệnh viện tuyến Trung ương trong những ngày giá lạnh vừa qua, cảnh báo nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết lạnh là yếu tố thúc đẩy sự gia tăng của cả đột quỵ chảy máu não và nhồi máu não.
Sống an toàn 10:23 | Thứ năm, 02/01/2025
Ngộ độc rượu đang trở thành mối lo ngại lớn khi nhiều vụ việc gần đây đã khiến không ít người phải nhập viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nguyên nhân phổ biến bao gồm sử dụng rượu kém chất lượng chứa methanol, uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn, hoặc tiêu thụ các loại rượu không rõ nguồn gốc.
Sống an toàn 10:41 | Thứ tư, 01/01/2025
Một vụ ngộ độc tập thể gần đây tại quận Long Biên, Hà Nội, đã khiến dư luận xôn xao, khi 20 người nhập viện và hai người tử vong. Nguyên nhân được xác định là do rượu trắng chứa hóa chất acetonitrile – một chất cực độc, không phải thành phần của rượu truyền thống.