Chủ nhật 22/12/2024 21:20

Quyết liệt bảo vệ, ngăn chặn tai nạn thương tích để trẻ em phát triển toàn diện

Theo thống kê gần đây của Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 370.000 ca tai nạn thương tích. Trong đó, nhóm trẻ từ 15-19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), tiếp đến là nhóm 5-14 tuổi chiếm tỷ lệ 36,9%. Đáng lo ngại hơn, nhóm trẻ từ 0-4 tuổi, tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất (19,4%), nhưng lại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do sự hiếu động, tò mò và thiếu kỹ năng tự bảo vệ.
Giảm tử vong sơ sinh: Nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam

Kỹ năng thoát hiểm, sinh tồn bảo vệ mình của trẻ còn kém

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng An (nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH), trong các loại tai nạn gây thương tích cho trẻ em, tai nạn đuối nước gây tử vong nhiều nhất, còn tai nạn giao thông gây thương tật nhiều nhất. Trung bình mỗi năm khoảng 2.000 em bé tử vong do đuối nước và 6.000 trẻ tử vong do các loại tai nạn thương tích khác. Nguyên nhân khiến tai nạn đuối nước luôn cao là do ý thức của người dân. Ví dụ như người lái đò chở rất nhiều em học sinh nhưng lại không có bằng lái, không đảm bảo an toàn cho trẻ. Về nhà, nhiều bậc phụ huynh để chum vại nước lớn hay giếng sâu nhưng lại không được che chắn. Ra ngoài đường nhiều sông hồ, ao vũng, kênh rãnh không được làm hàng rào che chắn...

Ông cũng nhấn mạnh thêm: "Ngoài ra có một điểm nữa cần nhắc đến đó là chúng ta thiếu những điểm vui chơi an toàn dành cho trẻ. Đồng thời kỹ năng thoát hiểm, sinh tồn bảo vệ mình của em bé vẫn đang còn kém."

Quyết liệt bảo vệ, ngăn chặn tai nạn thương tích để trẻ em phát triển toàn diện
Trẻ từ 0-4 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do sự hiếu động, tò mò và thiếu kỹ năng tự bảo vệ khỏi tai nạn thương tích. Ảnh minh họa.

Ngoài đuối nước, tai nạn giao thông cũng là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Một vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào tháng 11 vừa qua tại Nghệ An là một ví dụ đau lòng. Một cháu bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong khi vừa xuống xe đưa đón học sinh và băng qua đường.

Thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm có hơn 370.000 trẻ em dưới 16 tuổi bị tai nạn thương tích, trong đó 6.600 trường hợp tử vong. Riêng tại TP.HCM, trong năm 2023, có hơn 19.000 trường hợp tai nạn thương tích xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó hơn 8.000 trường hợp xảy ra tại nhà. Điều này cho thấy tai nạn thương tích luôn rình rập trẻ em, không chỉ ở ngoài đường mà ngay cả trong chính ngôi nhà của mình.

Tai nạn thương tích không chỉ gây ra những mất mát to lớn về sinh mạng mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế và xã hội đáng kể. Theo số liệu từ các cơ sở y tế, mỗi năm có hơn 1,1 triệu trường hợp tai nạn thương tích phải đến khám và điều trị.

Phát biểu tại Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận nhấn mạnh: "Tai nạn thương tích không chỉ gây ra những mất mát to lớn về sinh mạng mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế và xã hội đáng kể, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Phòng, chống thương tích và bạo lực cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững."

Trong giai đoạn 2019-2023, mỗi năm có hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích, chiếm khoảng 7% tổng số ca tử vong từ mọi nguyên nhân. Trung bình mỗi ngày có hơn 80 người qua đời vì các tai nạn thương tích. Mặc dù gánh nặng bệnh tật của Việt Nam đang đối mặt với bệnh truyền nhiễm mới nổi và bệnh không lây nhiễm, tai nạn thương tích vẫn chiếm tỷ lệ hơn 11% trong mô hình bệnh tật, cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề này.

Quyết liệt bảo vệ, ngăn chặn tai nạn thương tích để trẻ em phát triển toàn diện
Phòng tránh ngã ở trẻ em.

Giải pháp nào để giảm thiểu tai nạn thương tích?

Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế Lương Mai Anh cho biết, nguy cơ thương tích gia tăng do nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan. Về khách quan, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng và biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường. Về chủ quan, chính quyền địa phương ở nhiều nơi chưa quan tâm đầu tư cho công tác phòng chống tai nạn thương tích, nhiều nguyên nhân gây tai nạn như bỏng, hóc sặc ở trẻ em chưa được chú trọng và ưu tiên can thiệp.

Để giảm thiểu tai nạn thương tích, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Các chính sách, chương trình, dự án phòng, chống tai nạn thương tích cần được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích.

Việt Nam đã và đang xây dựng các chính sách và triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích, đặc biệt chú trọng đến đối tượng trẻ em. Luật Khám, chữa bệnh năm 2023 đã quy định cụ thể về hoạt động cấp cứu ngoại viện; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ được thông qua ngày 27/6/2024 đã đưa vào một số điểm mới liên quan đến quy định về thiết bị an toàn của trẻ em.

Ngoài ra, Bộ Y tế đang đề xuất các nội dung liên quan đến các biện pháp can thiệp hiệu quả và sơ cứu tai nạn thương tích trong Luật Phòng bệnh; chương trình quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 và một số chương trình và dự án can thiệp dựa vào bằng chứng theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.

Quyết liệt bảo vệ, ngăn chặn tai nạn thương tích để trẻ em phát triển toàn diện
Biện pháp tổng thể bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thương tích. Đồ họa: T. Vân

Những khuyến nghị cần thiết

Để bảo vệ trẻ em, các chuyên gia khuyến nghị các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý và theo sát trẻ, nhất là trong giai đoạn trẻ tập đi. Các gia đình cần loại bỏ những nguy cơ gây tai nạn trong nhà, đồng thời trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ mình.

Phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tạo môi trường sống an toàn cho trẻ, đồng thời cần giám sát chặt chẽ và hướng dẫn trẻ em trong các hoạt động hàng ngày. Theo TS.BS. Đặng Triệu Hùng – Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: "Trong giai đoạn trẻ tập đứng và tập đi, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý và theo sát trẻ, vì chỉ trong một giây phút lơ đễnh, tai nạn có thể xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và khó lường."

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn giao thông, an toàn lao động và các quy định khác liên quan đến phòng, chống tai nạn thương tích.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng, mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội cần chung tay hành động để tạo môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em. Chỉ khi đó, những mầm non tương lai của đất nước mới có thể phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.

Lợi dụng các nền tảng trực tuyến để dẫn dụ lao động trẻ vào nạn mua bán người Lợi dụng các nền tảng trực tuyến để dẫn dụ lao động trẻ vào nạn mua bán người

Những gánh nặng kinh tế và áp lực nuôi sống gia đình đã khiến nhiều người vội vàng tin vào những cái bẫy việc làm ...

Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện? Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện?

Giai đoạn từ khi mang thai đến khi trẻ 8 tuổi được coi là "giai đoạn vàng" để chăm sóc và phát triển trẻ thơ ...

Làm gì khi trẻ thiếu vi chất - “đói tiềm ẩn”? Làm gì khi trẻ thiếu vi chất - “đói tiềm ẩn”?

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất ...

Hưng Thịnh

Đọc thêm

Tư vấn kỹ năng thoát hiểm và bài học từ vụ cháy tại quán cà phê

Bạn cần biết

Tư vấn kỹ năng thoát hiểm và bài học từ vụ cháy tại quán cà phê

Vào khuya ngày 18/12, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại quán cà phê hát cho nhau nghe, nằm trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, khiến 11 người tử vong, 2 người đang cấp cứu.

Cha mẹ cần trang bị "lá chắn" bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục

Bạn cần biết

Cha mẹ cần trang bị "lá chắn" bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục

Theo Thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, cứ 4 bé gái thì có một bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì một bé bị xâm hại tình dục. Xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi, là một vấn đề nguy hiểm và cần được quan tâm hàng đầu.

Cảnh báo: Củ ấu tẩu - thuốc và "kẻ giết người"!

Bạn cần biết

Cảnh báo: Củ ấu tẩu - thuốc và "kẻ giết người"!

Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch do tự ý sử dụng củ ấu tẩu để chữa bệnh tại nhà.

Người lao động tự do có cơ hội được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025

Bạn cần biết

Người lao động tự do có cơ hội được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Làm gì khi trẻ thiếu vi chất - “đói tiềm ẩn”?

Bạn cần biết

Làm gì khi trẻ thiếu vi chất - “đói tiềm ẩn”?

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất – hay còn gọi là “đói tiềm ẩn” đang trở thành một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này, nhất là khi nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự hiểu rõ?

Vụ xe 16 chỗ VTV vượt ẩu nhìn từ góc camera nhà dân tại địa điểm tai nạn

Bạn cần biết

Vụ xe 16 chỗ VTV vượt ẩu nhìn từ góc camera nhà dân tại địa điểm tai nạn

Clip từ camera an ninh đúng chỗ vụ tai nạn cho thấy nếu chiếc xe tải va phải xe 16 chỗ vượt ẩu, hậu quả có thể thảm khốc hơn nhiều.

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai

Bạn cần biết

Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai

Nỗ lực trao quyền đến thế hệ trẻ, cung cấp kiến thức, công cụ và các nền tảng cần thiết để lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai, đó là một trong những chương trình hành động mà cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới thực thi. Đây cũng là thông điệp của lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đại diện một số tổ chức quốc tế nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay – 2024.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn

Bạn cần biết

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn có mưa lớn, gây ngập lụt hàng trăm hộ dân ở xã Tân Hóa; hàng chục hộ dân phải di dời đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở núi.

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ

Bạn cần biết

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippinnes) có khả năng đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 4. Người lao động cần lưu ý những biện pháp phòng tránh, thoát nạn khi xảy ra bão, lũ lụt để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê

Bạn cần biết

Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê

11h30 trưa nay 11/9, ông Võ Văn Hoà - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho biết, trong khoảng 6 tiếng nữa, nếu mực nước sông vẫn lên; 4 quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên (có địa bàn ngoài đê) và 10 huyện của Hà Nội đứng trước nguy cơ bị ngập cao.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Bạn cần biết

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra

Bạn cần biết

Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra

Ngày 5/9, Công an quận 12 (TP. HCM), cho biết, đơn vị đã tạm giữ chủ Mái ấm Hoa Hồng Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (sinh năm 1978, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) và một số bảo mẫu khác để điều tra về hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.

Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết

Bạn cần biết

Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết

Việt Nam hiện có khoảng 400.000 thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. Một bộ phận trong số đó đang ở độ tuổi "già hoá", xuất hiện vấn đề về kỹ thuật. Làm thế nào để sử dụng thang máy an toàn - một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của cư dân sống trong nhà cao tầng?

Có nên hiến tạng cứu người?

Bạn cần biết

Có nên hiến tạng cứu người?

Câu chuyện về việc hiến tạng được nhiều người quan tâm sau vụ việc anh N.Đ.T. chết não, gia đình đã đồng ý hiến nội tạng và giác mạc cho 5 người khác nhau.

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô

Bạn cần biết

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô bao gồm các bước nào, kỹ năng chỉnh gương, nhìn gương để lùi xe an toàn, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Mỗi nhân viên là một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy

Bạn cần biết

Mỗi nhân viên là một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy

Ngày 30/7/2024, một vụ hỏa hoạn nguy hiểm đã bất ngờ xảy ra tại Petrolimex - Cửa hàng 02 trên đường Lý Tự Trọng, TP. Nha Trang. Một thanh niên nghiện ma túy đã đổ xăng ra sân cửa hàng rồi châm lửa đốt, gây ra đám cháy lớn trong khi nhiều khách hàng và nhân viên vẫn đang có mặt tại hiện trường.

Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"

Bạn cần biết

Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"

PGS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Xyanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc thậm chí qua da nếu tiếp xúc trực tiếp.

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Sức khỏe lao động

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!