Thứ năm 02/01/2025 21:58

Báo động dịch thủy đậu bùng phát tại khu công nghiệp: Nguy cơ lan rộng và bài toán ý thức phòng dịch

Dịch thủy đậu đang có dấu hiệu bùng phát mạnh mẽ tại Khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre, gây lo ngại về nguy cơ lan rộng trong cộng đồng và các khu công nghiệp lân cận.
Cảnh báo: Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát thành dịch
Báo động dịch thủy đậu bùng phát tại khu công nghiệp: Nguy cơ lan rộng và bài toán ý thức phòng dịch
Dịch thủy đậu xuất phát từ phân xưởng số 3 của công ty may Alliance One, Khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre. Ảnh: ĐVCC

Nguy cơ dịch bệnh lan rộng trong khu công nghiệp và cộng đồng

Chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng, từ tháng 11 đến ngày 27/12, đã có tới 197 ca mắc thủy đậu được ghi nhận tại Công ty Alliance One, thuộc khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bến Tre, ổ dịch khởi phát từ phân xưởng số 3 của công ty may Alliance One. Dù công ty đã nhanh chóng đưa các ca bệnh đi thăm khám và hướng dẫn các biện pháp phòng chống lây nhiễm, số ca mắc vẫn tiếp tục tăng lên. Sở Y tế Bến Tre nhận định, do mầm bệnh đã âm ỉ trong thời gian dài, nguy cơ dịch bùng phát mạnh hơn và lan ra các công ty khác trong khu công nghiệp, thậm chí lan rộng ra các khu dân cư là rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu của bệnh thủy đậu:

- Thủy đậu (hay còn gọi là phỏng rạ, trái rạ) là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây nên. Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí.

- Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa đông-xuân hàng năm.

- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh xảy ra ở người lớn thường nặng hơn trẻ em.

- Bệnh có thể bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

- Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C, không chịu bú, ngủ li bì, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và có thể xuất hiện ho. Các triệu chứng thủy đậu ở người lớn cũng giống trẻ nhỏ như mệt mỏi, đau cơ, sốt, ho, sổ mũi và có thể nặng hơn.

- Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt phỏng”. Các nốt phồng rộp có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, ngón tay có thể gây vỡ các mụn nước tạo thành các vết trầy xước, vết loét dẫn đến nhiễm trùng. Nếu được chăm sóc tốt, các mụn nước sẽ rỉ dịch, tạo thành vảy và bắt đầu lành lại. Các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Y tế tỉnh Bến Tre đã yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp phòng chống khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) được giao trách nhiệm chính về mặt chuyên môn, duy trì đội phản ứng nhanh để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi dịch bùng phát. Các đơn vị y tế cũng được yêu cầu rà soát lại nguồn lực, hóa chất, vật tư để đảm bảo không bị thiếu hụt khi có dịch xảy ra.

Sở Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn cụ thể về việc xử lý các ca nghi ngờ mắc bệnh tại phòng khám tư nhân, bệnh viện, trung tâm y tế, cộng đồng và các công ty, xí nghiệp.

Các ca nghi ngờ phải được khám ở khu vực riêng biệt, tuân thủ nguyên tắc "2K" (Khẩu trang - Khử khuẩn), và được hướng dẫn cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà. Các công ty, xí nghiệp có ca bệnh phải thực hiện cách ly tạm thời, báo cáo cho trạm y tế, và khử khuẩn khu vực có ca bệnh.

Bài toán ý thức phòng bệnh và sự thờ ơ của người lao động

Dịch thủy đậu bùng phát tại Bến Tre một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm trong môi trường khu công nghiệp.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), tình trạng làm việc tập trung đông người, cùng với ý thức phòng bệnh chưa cao của người lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan.

Câu chuyện tại tỉnh Hà Nam là một ví dụ điển hình. Mặc dù công đoàn và doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai các chương trình tiêm chủng, nhiều người lao động vẫn thờ ơ, không tham gia. Theo ông Đặng Đình Quỳnh, Chủ tịch Công đoàn KCN Hà Nam, nhiều người lao động bận rộn và ít quan tâm đến các hoạt động phòng ngừa bệnh dịch. Điều này phản ánh một thực trạng đáng lo ngại trong môi trường công nghiệp, nơi các bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng bùng phát và lây lan do điều kiện làm việc tập trung đông người và vệ sinh chưa thực sự tốt.

Báo động dịch thủy đậu bùng phát tại khu công nghiệp: Nguy cơ lan rộng và bài toán ý thức phòng dịch
Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.

Để kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả, không chỉ cần sự vào cuộc của ngành y tế, mà cần sự phối hợp đồng bộ của người lao động, công đoàn và doanh nghiệp. Các công đoàn cơ sở cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng bệnh cho người lao động, như chia sẻ từ chị Hoàng Thị Ngân - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yokowo Việt Nam (tỉnh Hà Nam): “Không chỉ tổ chức hoạt động, công đoàn cần trở thành cầu nối đáng tin cậy để người lao động tiếp cận các dịch vụ y tế phòng ngừa bệnh dịch.”

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đặng Đình Quỳnh cho biết: Công đoàn KCN tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình ưu đãi và ý nghĩa của việc tiêm chủng cho người lao động.

Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp cần tạo điều kiện để người lao động có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giúp họ cân đối cuộc sống.

"Việc chỉ nghỉ một ngày Chủ nhật mỗi tuần khiến người lao động khó có thời gian quan tâm đến các vấn đề khác ngoài những nhu cầu thiết yếu của mình", ông Đặng Đình Quỳnh nói.

Báo động dịch thủy đậu bùng phát tại khu công nghiệp: Nguy cơ lan rộng và bài toán ý thức phòng dịch
Biến chứng của thủy đậu. Ảnh minh họa

Tình hình dịch bệnh trên toàn cầu đang diễn biến phức tạp, với sự gia tăng của nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, sốt xuất huyết, tay chân miệng... Việt Nam cũng ghi nhận nhiều ca mắc các bệnh này, thậm chí có cả các ca bệnh hiếm như đậu mùa khỉ, than, bại liệt. Các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là những thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường lao động.

Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tình hình dịch bệnh trên toàn cầu đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt, số ca mắc sởi toàn cầu đã tăng mạnh sau đại dịch COVID-19.

Từ năm 2022 đến năm 2023, tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc sởi tăng 255%. Tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, đã ghi nhận hơn 20,000 trường hợp nghi sởi, trong đó gần 5,000 ca dương tính và 5 ca tử vong. Các địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Nghệ An và Đắk Lắk là những nơi có số ca mắc cao nhất.

Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm khác như ho gà, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bạch hầu vẫn tồn tại trong cộng đồng với xu hướng phức tạp. Đáng chú ý, Việt Nam đã ghi nhận 73 ca bệnh đậu mùa khỉ, 12 ca bệnh than và một trường hợp mắc bệnh bại liệt ở Đắk Lắk.

Voice: Chị Mai Thị Việt Thắng, tư vấn viên SPR-COVID tư vấn cách công nhân tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Quảng Nam chỉ đạo phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ Quảng Nam chỉ đạo phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh ...

Trang bị kiến thức và kỹ năng cho cán bộ trạm y tế để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh Trang bị kiến thức và kỹ năng cho cán bộ trạm y tế để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh

Trạm y tế, với vai trò là cơ sở y tế gần gũi nhất với cộng đồng, đóng vai trò chủ chốt trong công tác ...

Bệnh truyền nhiễm gia tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịch trong mùa đông xuân Bệnh truyền nhiễm gia tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịch trong mùa đông xuân

Một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng cục bộ tại nhiều địa phương, đặc biệt là các bệnh đã có vắc xin ...

Gia Hưng

Tin cùng chuyên mục

Đau cổ vai gáy có nên đi massage trị liệu?

Sức khỏe lao động

Đau cổ vai gáy có nên đi massage trị liệu?

Đau cổ vai gáy là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người làm công việc văn phòng hoặc lái xe. Tuy nhiên, việc tự ý điều trị đau vai gáy bằng các dịch vụ massage tại các spa không uy tín hoặc thiếu chuyên môn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Phát hiện hàng tấn giò, chả chứa hàn the: Chất cấm có thể làm chậm phát triển thần kinh, gây ngộ độc cấp

Sức khỏe lao động

Phát hiện hàng tấn giò, chả chứa hàn the: Chất cấm có thể làm chậm phát triển thần kinh, gây ngộ độc cấp

Hàn the là chất cực độc không được phép dùng trong thực phẩm. Hàn the khi được hấp thu vào cơ thể có thể gây ra nhiều tác động xấu, đặc biệt là đối với não bộ. Với liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong.

Đột quỵ mùa lạnh đáng lo ngại: 4 nguyên tắc vàng giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu!

Sức khỏe lao động

Đột quỵ mùa lạnh đáng lo ngại: 4 nguyên tắc vàng giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu!

Số ca cấp cứu do đột quỵ tăng cao tại các bệnh viện tuyến Trung ương trong những ngày giá lạnh vừa qua, cảnh báo nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết lạnh là yếu tố thúc đẩy sự gia tăng của cả đột quỵ chảy máu não và nhồi máu não.

Nhận diện các dấu hiệu ngộ độc rượu

Sức khỏe lao động

Nhận diện các dấu hiệu ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu đang trở thành mối lo ngại lớn khi nhiều vụ việc gần đây đã khiến không ít người phải nhập viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nguyên nhân phổ biến bao gồm sử dụng rượu kém chất lượng chứa methanol, uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn, hoặc tiêu thụ các loại rượu không rõ nguồn gốc.

Hóa chất acetonitrile trong rượu gây ngộ độc thế nào mà khiến 2 người chết, 20 người nhập viện?

Sức khỏe lao động

Hóa chất acetonitrile trong rượu gây ngộ độc thế nào mà khiến 2 người chết, 20 người nhập viện?

Một vụ ngộ độc tập thể gần đây tại quận Long Biên, Hà Nội, đã khiến dư luận xôn xao, khi 20 người nhập viện và hai người tử vong. Nguyên nhân được xác định là do rượu trắng chứa hóa chất acetonitrile – một chất cực độc, không phải thành phần của rượu truyền thống.

Đọc thêm

Giá đỗ ngâm hóa chất: Đắk Lắk khẩn trương điều tra, xác minh trước 2/1/2025

Sức khỏe lao động

Giá đỗ ngâm hóa chất: Đắk Lắk khẩn trương điều tra, xác minh trước 2/1/2025

Tại Đắk Lắk, hàng nghìn tấn giá đỗ "tẩm độc" đã được tuồn ra thị trường, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của hàng triệu người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Trước tình hình nghiêm trọng đó, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, xác minh vụ việc giá đỗ bị ngâm chất cấm và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Vụ giá đỗ ngâm hóa chất: dễ dàng mua bán và sử dụng “nước kẹo” 6-Benzylaminopurine

Sức khỏe lao động

Vụ giá đỗ ngâm hóa chất: dễ dàng mua bán và sử dụng “nước kẹo” 6-Benzylaminopurine

Vụ việc giá đỗ ngâm "nước kẹo" 6-Benzylaminopurine (BAP) gây xôn xao dư luận thời gian qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc dễ dàng mua bán và sử dụng sai mục đích hóa chất này. Dù không thuộc danh mục cấm, nhưng BAP lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường khi được dùng trong sản xuất thực phẩm.

Cảnh báo: Bé trai 7 tuổi tử vong do hóc đầu bút bi - Phụ huynh cần học ngay cách sơ cứu đúng cách

Bạn cần biết

Cảnh báo: Bé trai 7 tuổi tử vong do hóc đầu bút bi - Phụ huynh cần học ngay cách sơ cứu đúng cách

Gần đây, một sự việc thương tâm đã xảy ra khi một bé trai 7 tuổi tử vong do hóc đầu bút bi. Các bác sĩ cảnh báo rằng, trong tình huống nguy hiểm như vậy, việc thực hiện sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể cứu sống em bé.

Lật tẩy chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng - Kỳ 1: Thuê “bệnh nhân diễn viên” chỉ 300-500 ngàn đồng

Sức khỏe lao động

Lật tẩy chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng - Kỳ 1: Thuê “bệnh nhân diễn viên” chỉ 300-500 ngàn đồng

LTS: Thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ, nhưng đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ và hình ảnh "bệnh nhân kỳ diệu" là cả một mạng lưới lừa đảo tinh vi. Từ việc thuê diễn viên giả bệnh nhân, giả chuyên gia đến mạo danh bác sĩ danh tiếng, các nhãn hàng không ngừng khai thác lòng tin của người tiêu dùng để trục lợi. Hệ lụy không chỉ là "tiền mất tật mang" mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của nhiều người. Loạt bài phản ánh trên "Cuộc sống an toàn" sẽ vạch trần sự thật đen tối và những góc khuất đầy nhức nhối trong ngành công nghiệp thực phẩm chức năng.

Nâng cao sức khỏe sinh sản cho công nhân: Đề án mới giải quyết bất cập tại các khu công nghiệp

Sức khỏe lao động

Nâng cao sức khỏe sinh sản cho công nhân: Đề án mới giải quyết bất cập tại các khu công nghiệp

Gần 4 triệu công nhân lao động, phần lớn là nữ giới trẻ tuổi, đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe sinh sản. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế vừa chính thức khởi động Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030”.

2/4 nạn nhân nặng nhất vụ phóng hỏa tại quán cà phê đã cải thiện tích cực

Sức khỏe lao động

2/4 nạn nhân nặng nhất vụ phóng hỏa tại quán cà phê đã cải thiện tích cực

4 nạn nhân vụ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đều tiên lượng nặng, nhiều nguy cơ diễn biến khó lường và có thể tử vong cao. Tuy nhiên, cho đến 20/12, 2/4 nạn nhân đã cải thiện tích cực.

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Sức khỏe lao động

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.

Bệnh truyền nhiễm gia tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịch trong mùa đông xuân

Sức khỏe lao động

Bệnh truyền nhiễm gia tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịch trong mùa đông xuân

Một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng cục bộ tại nhiều địa phương, đặc biệt là các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa như sởi, ho gà và bệnh dại.

Bệnh sởi gia tăng ở người lớn, vì sao có thể lây lan nhanh ở khu công nhân?

Sức khỏe lao động

Bệnh sởi gia tăng ở người lớn, vì sao có thể lây lan nhanh ở khu công nhân?

Tuần qua, số ca mắc bệnh sởi ở người lớn có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư, như khu công nghiệp đông công nhân, người lao động.

Báo động sức khỏe tâm lý của người lao động trong môi trường làm việc căng thẳng

Sức khỏe lao động

Báo động sức khỏe tâm lý của người lao động trong môi trường làm việc căng thẳng

Những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm lý của người lao động trong môi trường làm việc căng thẳng đang ngày càng trở thành chủ đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý, mà còn của xã hội.

Vụ công nhân ở Nghệ An bị ngộ độc thực phẩm: Gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử lý hình sự

Sức khỏe lao động

Vụ công nhân ở Nghệ An bị ngộ độc thực phẩm: Gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử lý hình sự

Sau khi dùng cơm trưa tại Công ty Premium Fashion (Nghệ An), hơn 60 công nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội), gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Cảnh báo tăng huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ

Sức khỏe lao động

Cảnh báo tăng huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ

Tình trạng trẻ hóa đột quỵ đang ngày càng gia tăng, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. Theo các chuyên gia, tai biến này thường để lại nhiều di chứng nặng nề, không chỉ cướp đi cuộc sống bình thường của người bệnh, thậm chí cả sinh mạng.

Tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa – Vũng Tàu khiến hơn 300 người nhập viện

Sức khỏe lao động

Tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa – Vũng Tàu khiến hơn 300 người nhập viện

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, TP Vũng Tàu; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì này...

Đã có hơn 300 người nhập viện trong vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sức khỏe lao động

Đã có hơn 300 người nhập viện trong vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có báo cáo nhanh, cập nhật thông tin về vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, TP Vũng Tàu.

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

Sức khỏe lao động

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Sức khỏe lao động

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Sức khỏe lao động

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.