Thứ bảy 20/04/2024 20:54

Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp?

Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết thì hướng tiếp cận chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” cần được xem là một ưu tiên phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Hiểu về lương sản phẩm để thương lượng cải thiện lương cho NLĐ

Từ thực trạng phải đối mặt...

Sau những năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, lượng chất thải nhựa phát sinh khoảng 1,83 triệu tấn/năm; khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng hơn 61.000 tấn/ngày, trong đó có tới 71% tổng lượng chất thải (tương đương 43 nghìn tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; nhiều tài nguyên hiện đang suy giảm nghiêm trọng, tiêu biểu là than đá. Việt Nam đã phải nhập khẩu than đá từ năm 2015, dự báo tới năm 2030 có thể phải nhập khẩu tới 100 triệu tấn than mỗi năm.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm nước có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP vào năm 2035. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Dự báo, biến đổi khí hậu và thiên tai có thể gây thiệt hại lên tới 11% GDP của Việt Nam vào năm 2030.

... đến hội nhập kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều quốc gia và khu vực kinh tế, trong đó có những cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn (Circular Economy), thân thiện với môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đại dịch toàn cầu. Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết thì hướng tiếp cận chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” (KTTH) cần được xem là một ưu tiên phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

KTTH không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. KTTH có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng.

Tại Việt Nam, việc phát triển KTTH là cách thức để Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc tế trong các cam kết về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định, hỗ trợ doanh nghiệp giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng, đồng thời tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân, cộng đồng và thế giới tự nhiên.

Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp?
Phát triển kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển có ít tài nguyên (Ảnh: vov.vn)

Việt Nam đã cụ thể hóa quan điểm về KTTH trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó xác định, “xây dựng mô hình KTTH là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045”, xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình KTTH. Khoản 1 Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/01/2020 của Quốc hội Việt Nam ghi rõ “KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.” Do vậy, việc áp dụng mô hình KTTH tại Việt Nam là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới phát triển bền vững.

KTTH trong doanh nghiệp

Thực tế, ở Việt Nam đã xuất hiện một số mô hình phát triển KTTH với cách tiếp cận của KTTH đơn giản như: Mô hình 3R (Reduce – Reuse – Recycle) mới chỉ tập trung vào giảm sử dụng hàng hóa và tiêu thụ tài nguyên, tái sử dụng sản phẩm, tài nguyên và tái chế; Mô hình thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy…

Có thể khẳng định, KTTH là mô hình sản xuất hàng hóa bền vững và tiết kiệm tài nguyên. Để đánh giá mức độ áp dựng mô hình KTTH thường được sử dụng một số tiêu chí cơ bản như sau:

- Tỷ lệ doanh thu áp dụng KTTH;

- Tỷ lệ nguyên liệu có tuần hoàn;

- Giá trị tiêu hao nguyên liệu;

- Tỷ lệ chất thải được tái chế;

- Tỷ lệ doanh thu của các doanh nghiệp có áp dụng KTTH.

Hiện nay, ở Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế khác nhau thực hiện mô hình KTTH, bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định, có thể điểm qua một số ngành như sau:

Trong ngành dệt may, mô hình KTTH sử dụng tối đa nguyên liệu, những phần vải vụn được đưa vào tái chế thành vải mới hoặc các sản phẩm quần, áo được tạo ra có sử dụng một phần vải tái chế (thường chiếm khoảng 20-30% nguyên liệu tạo ra sản phẩm). Song, phải mất khoảng 2.700 lít nước để làm một chiếc áo phông cotton và 17-20% ô nhiễm nước công nghiệp xuất phát từ việc nhuộm và xử lý dệt may. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã triển khai KTTH bằng việc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo cho mục đích xanh, sạch. Thậm chí, trong lĩnh vực dệt nhuộm, nhiều doanh nghiệp không cần đến nước mà sử dụng hơi để sản xuất qua đó bảo vệ môi trường tốt hơn.

Trong công nghiệp sản xuất giấy, ngành sản xuất giấy được cho là một trong những ngành công nghiệp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Trong khi đó, phát triển bền vững không thể tách rời mục tiêu bảo vệ môi trường. Hiện nay, có 2 loại nguyên liệu chính để sản xuất giấy là giấy phế liệu và bột giấy (bột giấy làm từ gỗ). Thông thường, quy trình sản xuất giấy từ bột giấy nguyên chất phải trải qua nhiều khâu, đầu tiên là quá trình thu thập cây gỗ hoặc tre, sau đó nghiền, cô đặc, khử nước… Quá trình này tiêu hao khá nhiều nhiên liệu. Trong khi đó, thay vì 1 tấn bột giấy, phương pháp sản xuất giấy từ giấy tái chế có thể tiết giảm được nhiều khâu (khai thác, chế biến, vận chuyển) nên sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Trong sản xuất nông nghiệp có mô hình như: trang trại Vườn - Ao - Chuồng (VAC); Mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR); hoặc Mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Biogas từ chất thải vật nuôi (VACB), các mô hình chăn nuôi với quy trình khép kín, hầu hết các chất thải được quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với những ứng dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh.

Các giải pháp thúc đẩy nền KTTH

Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp?
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững. Ảnh minh họa

KTTH là mô hình hướng tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Chủ trương phát triển KTTH đã được thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển nền KTTH diễn ra nhanh hơn, đặc biệt là trong doanh nghiệp, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần hoàn thiện hành lang pháp lý đẩy đủ cho sự phát triển của mô hình KTTH. Theo đó, cần phải có các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, …. Quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời sản phẩm. Ban hành bộ tiêu chí để nhận diện, đánh giá, tổng kết và phân loại mức độ phát triển của KTTH.

Thứ hai, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành, đặc biệt là xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu mới. Quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.

Thứ ba, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; kiểm soát, thu hút có chọn lọc dự án đầu tư trên cơ sở xem xét các yếu tố về quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, kỹ thuật môi trường và vị trí thực hiện dự án. Xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải.

Thứ tư, thực hiện KTTH cần gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và Cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên; đồng thời, tạo được cơ hội việc làm mới…

Thứ năm, để mở rộng nền KTTH, các nhà sản xuất cần phải xác định rõ đâu là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Thay vì sản xuất sản phẩm càng nhanh, càng rẻ, càng tốt, thì độ bền của sản phẩm và quy trình sản xuất bền vững mới là yếu tố then chốt. Sản phẩm cần được thiết kế sao cho dễ dàng tái chế nếu muốn chúng không phải kết thúc số phận ở các bãi chôn rác.

Thứ sáu, Công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền của các cấp, ngành về KTTH nhằm nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và đoàn viên người lao động về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người lao động để thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng sử dụng các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường, việc phân loại rác thải tại nguồn, tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển đưa vào tái sử dụng, tái chế được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Thứ bảy, Công đoàn là cầu nối với người sử dụng lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai mô hình KTTH. Tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho người lao động bị mất cơ hội việc làm do quá trình chuyển dịch mô hình KTTH tại doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số

Thương hiệu xanh đang dần trở thành xu thế khi mà vấn đề môi trường ngày càng được chú ý. Ngày càng nhiều doanh nghiệp ...

5 định hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam 5 định hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, khu công nghiệp tiếp tục được xác định là một mô hình hiệu quả, đặc biệt ...

CEO TPBank: “Kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn trong những tháng cuối năm” CEO TPBank: “Kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn trong những tháng cuối năm”

Dẫn dự báo của Ngân hàng Thế giới cũng như một số các tổ chức uy tín khác, kinh tế Việt Nam trong nửa cuối ...

ThS. ĐỖ VIỆT ĐỨC, Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Thương hiệu xanh

Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Đọc thêm

Việt Nam chưa có khu công nghiệp nào đạt chuẩn khu công nghiệp sinh thái

Thương hiệu xanh

Việt Nam chưa có khu công nghiệp nào đạt chuẩn khu công nghiệp sinh thái

Khoảng 85% khu công nghiệp (KCN) Việt Nam hiện có hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực; 15% theo mô hình chuyên ngành; chưa có KCN sinh thái nào đạt chuẩn; ...

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường

Thương hiệu xanh

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường

Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-TLĐ, ngày 18/5/2022 về sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 04/CT-TLĐ, ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)”, theo đó, Tổng Liên đoàn yêu cầu rõ việc đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị tập trung vào 6 nội dung.

Sepon - giấc mơ về một thương hiệu nông sản hữu cơ

Emagazine

Sepon - giấc mơ về một thương hiệu nông sản hữu cơ

Giấc mơ chinh phục thị trường thế giới của một doanh nghiệp từ một tỉnh nhỏ như Quảng Trị, với thương hiệu mang tên gọi một dòng sông.

Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Emagazine

Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Với nguyên lý mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác, kinh tế tuần hoàn (KTTH) mang lại các lợi ích cơ bản như: tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích xã hội.

Những lợi ích của phát triển nguồn năng lượng xanh

Thương hiệu xanh

Những lợi ích của phát triển nguồn năng lượng xanh

Năng lượng xanh có tác động tích cực đến môi trường, được khuyến khích sử dụng hơn năng lượng truyền thống. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững, tăng trưởng dài hạn.

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số

Thương hiệu xanh

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số

Thương hiệu xanh đang dần trở thành xu thế khi mà vấn đề môi trường ngày càng được chú ý. Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn hướng đi này và đạt được kết quả khả quan.