Chủ nhật 28/04/2024 05:52

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Trong vòng 3 tháng của năm 2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn (LĐ&CĐ) đăng tải 2 loạt bài liên quan đến trục lợi, bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên (trong đó có lao động trẻ em), buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, chấn chỉnh.
Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Học sinh bị làm công nhân thời vụ

Tháng 8/2023, Tạp chí điện tử LĐ&CĐ đăng tải loạt phóng sự điều tra “Học sinh thực tập làm công nhân”, phản ánh việc các em học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được đưa đi thực tập song thực tế bị đưa vào làm công nhân tại một số nhà máy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
Tin nhắn giữa nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh với P - một lao động chưa thành niên. Ảnh chụp màn hình

Hệ lụy là các cháu đang “tuổi ăn, tuổi lớn” phải làm 9-10 tiếng mỗi ngày, 45-50 tiếng mỗi tuần và làm đêm triền miên như... người lớn. Nhiều cháu bị ốm, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, buộc phải xin dừng lại, gọi bố mẹ ra đón về.

Loạt phóng sự thu hút hàng triệu lượt xem trên Tạp chí và các nền tảng mạng xã hội của Tạp chí, dư luận cả nước xôn xao, các cơ quan chức năng rốt ráo vào cuộc, từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), UBND tỉnh Thanh Hoá, đến các sở, ngành địa phương (Thanh Hoá, Thái Nguyên)…

Ông Hứa Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn sau đó bị kỷ luật khiển trách vì những vi phạm, khuyết điểm trong việc tổ chức đưa học sinh đi thực hành, thực tập không đúng quy định gây mất uy tín của nhà trường.

Cũng trong vụ việc này, UBND thị xã Bỉm Sơn kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng khoa Giáo dục nghề nghiệp, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn vì đã vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu đưa học sinh đi thực hành, thực tập không đúng quy định gây mất uy tín của nhà trường.

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
Lao động chưa thành niên được đưa vào nhà máy từ các đơn vị cho thuê lại lao động, tháng 9/2023. Ảnh: LĐ&CĐ

“Góc tối” thị trường cho thuê lại lao động

Sau loạt bài điều tra “Học sinh bị làm công nhân”, chúng tôi luôn đau đáu một câu hỏi: Tại sao từ nhà trường đến doanh nghiệp lại có thể vi phạm một cách dễ dàng những quy định về lao động chưa thành niên như vậy?

Đi tìm câu trả lời bằng cách thâm nhập vào thị trường cung ứng lao động ở một địa phương được coi là “điểm sáng”, thủ phủ“ trong thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp, chúng tôi phát hiện những “góc tối” của thị trường này - nơi mà rất nhiều trẻ em, người chưa thành niên đang được đưa vào nhà máy bằng những thủ đoạn gian dối, vi phạm pháp luật.

Loạt phóng sự điều tra 5 kỳ, phản ánh thực trạng nhiều trẻ em, người chưa thành niên được một số doanh nghiệp cho thuê lại lao động đưa vào làm công nhân thời vụ tại nhiều doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Bắc Ninh bằng các thủ đoạn gian dối, vi phạm pháp luật như làm giả giấy tờ, khai gian tuổi… Hậu quả là các em phải tăng ca, làm đêm triền miên, ảnh hưởng tới sức khoẻ và có dấu hiệu bị bóc lột sức lao động.

Từ phản ánh của Tạp chí LĐ&CĐ, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành công văn chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động, nhằm đảm bảo thị trường lao động linh hoạt, đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ, đặc biệt là NLĐ thuê lại.

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng biên tập Tạp chí LĐ&CĐ (đứng) phát biểu tại buổi làm việc với các sở, ngành tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: LĐ&CĐ

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thanh tra đột xuất tại gần 50 doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động (gồm cả các chi nhánh cho thuê lại lao động). Không quá bất ngờ khi tất cả các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt gần 300 triệu đồng (theo báo cáo từ Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh).

Cần tháo “nghẽn” quy định về lao động trẻ em, chưa thành niên

Hoạt động cho thuê lại lao động có nhiều điểm tích cực. Một mặt, giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán nhân lực, tháo gỡ khó khăn về lực lượng gia công trong những thời điểm cần đáp ứng đơn hàng lớn một cách nhanh chóng. Mặc khác, hoạt động này có tác động rất lớn trong khơi thông nguồn lao động, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp xóa đói, giảm nghèo, đưa người dân tiếp cận với môi trường công nghiệp và có thu nhập từ đó.

Vấn đề ở chỗ, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật lao động và sự “khát việc” của NLĐ, trong đó có lao động trẻ em, chưa thành niên để thực hiện các hành vi vi phạm. Ngoài hành vi làm giả giấy tờ, khai man tuổi để đưa lao động trẻ em, chưa thành niên vào nhà máy, nhiều doanh nghiệp còn áp đặt các điều khoản về tăng ca, làm thêm giờ, không trả đủ lương theo mức quy định… Đây có thể coi là các hành vi cưỡng bức lao động.

Một thực tế mà lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh từng chia sẻ với Tạp chí LĐ&CĐ, rằng “có một số thời điểm trong năm, nhu cầu lao động thời vụ tăng” và lượng người có nhu cầu đi làm thời vụ cũng rất đông. Trong đó có nhiều lao động chưa thành niên nhưng đã nghỉ học, muốn được đi làm để có thu nhập.

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Các cơ quan tiếp nhận công văn của Tạp chí. Ảnh: TL

Nhiều ý kiến cho rằng, các lao động mặc dù chưa thành niên nhưng có sức khỏe tốt, hoàn toàn có thể làm việc, kiếm tiền. Điều này hợp lý, và đã, đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Song, thực tế qua quá trình thu thập tài liệu thực hiện loạt bài này, chúng tôi nhận thấy NSDLĐ đều bỏ qua các nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên: từ việc bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, “đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách”; đến việc lập sổ theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ, và có sự đồng ý của cha mẹ, hoặc người giám hộ - theo Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2019. Quy định thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo Điều 146 của Bộ luật trên cũng bị phớt lờ hòng trục lợi sức lao động của các em.

Nhưng dù doanh nghiệp thuê, cho thuê lại lao động có thực hiện đúng quy định trên của Bộ luật Lao động, thì vẫn sai khi soi chiếu quy định tại Điều 14, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, cụ thể: “NLĐ thuê lại là NLĐ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động”. Nghĩa là người thành niên, từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép trở thành lao động cho thuê.

Theo quy định trên, nhiều ngành nghề có thể sử dụng lao động trẻ em, người chưa thành niên sẽ gặp khó trong tuyển dụng. Ở chiều ngược lại, đối tượng chưa đủ 18 tuổi thì phải trong tình trạng chờ đủ tuổi mới được đi làm.

Đây là một bất cập cần được sửa đổi, nhằm tạo điều kiện cho cả phía doanh nghiệp và NLĐ (cụ thể là lao động trẻ em, chưa thành niên), đảm bảo đúng quy định pháp luật lao động (có bảo lãnh của cha, mẹ, người bảo hộ; tuân thủ quy định thời giờ làm việc…). Như vậy sẽ hạn chế được những vi phạm, lách luật của NSDLĐ.

Hơn nữa, lao động dưới 18 tuổi với sức trẻ, sự nhanh nhạy - là lực lượng có lợi thế ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nếu sử dụng (thuê và cho thuê lại) theo đúng quy định của pháp luật lao động, sẽ đem lại giá trị cho xã hội, gia đình và bản thân lao động đó.

Cần bổ sung vào danh mục công việc được thuê lại lao động

Theo phản ánh của Tạp chí LĐ&CĐ trong loạt bài “bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên”, những công ty mà các lao động trẻ em, chưa thành niên làm việc đều thuộc ngành sản xuất linh kiện điện tử. Theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 145/2020/NĐ-CP, các ngành nghề được phép thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động, có hai ngành nghề “gần gũi”, bao gồm: Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông và vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất.

Theo quy định tại Phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế, sản xuất linh kiện điện tử và sản xuất thiết bị truyền thông dẫu thuộc nhóm ngành Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (mã ngành 26) nhưng hai mã khác nhau: sản xuất linh kiện điện tử là mã ngành 261 – 2610 – 26100, sản xuất thiết bị truyền thông mã 263 - 2630 - 26300.

Trong danh mục các ngành nghề được thực hiện hoạt động thuê lại lao động theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 145/2020/NĐ-CP chỉ bao gồm sản xuất lắp đặt thiết bị truyền hình, truyền thông. Việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử thuê lại lao động phục vụ sản xuất trong các dây chuyền đặc thù của ngành nghề đều vi phạm quy định.

Do đó, nếu tuân thủ đúng quy định trên thì trước hết các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực điện tử gặp khó về nguồn lao động thời vụ được thuê lại để chạy đơn hàng trong năm, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI - vender của các thương hiệu lớn trên toàn cầu (Samsung, Apple…). Điều này có thể ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư nước ngoài. Sau cùng, NLĐ Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi cơ hội việc làm ít đi, không khơi thông được thị trường lao động. Bởi, ngành Điện tử luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, có tác động lan tỏa mạnh đến các ngành công nghiệp khác.

Trên thực tế, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động dù thừa nhận ngành “sản xuất lắp đặt thiết bị truyền hình, truyền thông” và “sản xuất linh kiện điện tử” hoàn toàn khác nhau, song vẫn thường “tặc lưỡi cho qua”, ngầm quy ước là một ngành bởi sự gần gũi, liên quan của nó. Tuy nhiên, việc hiểu thế nào cũng “hợp/có lý”, sẽ rất dễ tạo ra những tiêu cực trong việc phát hiện, xử lý vi phạm. Trong khi làm đúng quy định, sẽ gây hệ quả to lớn: hàng loạt doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử nguy cơ thiếu lao động thời vụ, nhiều lao động mất đi cơ hội việc làm.

Giải pháp gỡ vướng cho vấn đề này là cần bổ sung “sản xuất linh kiện điện tử” vào danh mục công việc được phép thực hiện hoạt động thuê lại lao động. Tuy nhiên, với những ảnh hưởng không tốt từ môi trường lao động ngành này đối với sự phát triển thể lực của lao động trẻ em, người chưa thành niên, chúng ta nên đưa thêm quy định đối tượng lao động độ tuổi này không được phép làm việc.

Nhìn lại toàn bộ vụ việc, với những vấn đề liên quan đến hoạt động “thuê và cho thuê lại lao động”, “lao động trẻ em”, “lao động chưa thành niên” ở một địa phương được coi là điểm sáng thu hút đầu tư, chúng ta nhận thấy nhiều tồn tại, bất cập cần được giải quyết rốt ráo từ những người làm chính sách, cơ quan quản lý đến doanh nghiệp và NLĐ. Cùng với đó là hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật lao động cho NLĐ, từng địa phương và gia đình.

Cảnh sát đánh 2 thanh niên ở Sóc Trăng: Vi phạm quy tắc ứng xử của Công an nhân dân Cảnh sát đánh 2 thanh niên ở Sóc Trăng: Vi phạm quy tắc ứng xử của Công an nhân dân

Theo Công an tỉnh Sóc Trăng, hành vi của 4 cán bộ, chiến sĩ có mặt trong clip "cảnh sát đánh 02 nam thanh niên" ...

Cứu nam thanh niên rơi từ tầng 11 chung cư tại Hà Nội Cứu nam thanh niên rơi từ tầng 11 chung cư tại Hà Nội

N.K.B.T. (SN 2004) rơi từ tầng 11 tòa chung cư 16B Nguyễn Thái Học (Hà Đông, Hà Nội) xuống mái tôn tầng 2 của một ...

Cứu thành công 2 trường hợp trẻ bị ngộ độc do ăn sữa chua tự làm ở nhà Cứu thành công 2 trường hợp trẻ bị ngộ độc do ăn sữa chua tự làm ở nhà

Ngày 13/7, thông tin từ Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cho biết, các bác sĩ Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực ...

Minh Khôi

Tin cùng chuyên mục

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Bạn cần biết

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Các cơ sở chăm sóc tóc ngày càng thu hút đông khách hàng, nhất là sau khi dịch Covid-19, nhiều người muốn tìm cảm giác thư giãn. Tuy nhiên nhiều cơ sở chưa chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ...

Làm việc trong nắng nóng, công nhân, người lao động phải bảo vệ sức khỏe thế nào?

Bạn cần biết

Làm việc trong nắng nóng, công nhân, người lao động phải bảo vệ sức khỏe thế nào?

Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), vào mùa nắng nóng, công nhân lao động thường gặp một số vấn đề liên quan tới sức khỏe như say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng.

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Bạn cần biết

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Chuyên gia về ATVSLĐ đã cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người lao động do robot gây ra sau một số vụ tai nạn hy hữu.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Bạn cần biết

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra một số vụ hỏa hoạn, trong đó có vụ cháy thiêu rụi hầu hết hàng hóa chợ Khe Tre của huyện miền núi Nam Đông. Bởi vậy, việc phòng cháy, chữa cháy những nơi đông người và nhất là trong dịp Tết Nguyên đán được lãnh đạo Thành phố Huế chỉ đạo siết chặt.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Tết công nhân lao động Thủ đô

Bạn cần biết

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Tết công nhân lao động Thủ đô

Chiều ngày 7/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến dâng hương tưởng nhớ các vị tiền nhân tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ và thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà đoàn viên, công nhân lao động Thủ đô.

Nghiên cứu rối loạn trầm cảm sau sinh và thông điệp nhân văn

Bạn cần biết

Nghiên cứu rối loạn trầm cảm sau sinh và thông điệp nhân văn

Nhóm nữ bác sĩ ở Quảng Trị đã có nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn khách quan và chính xác về vấn đề trầm cảm sau sinh (TCSS) tại cộng đồng; đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan nhằm góp phần xây dựng kế hoạch phòng ngừa và hỗ trợ phụ nữ sau sinh.

Quảng Bình: Hơn 10.000 ca đau mắt đỏ, ngành Y tế khuyến cáo khẩn cách phòng tránh

Tin tức

Quảng Bình: Hơn 10.000 ca đau mắt đỏ, ngành Y tế khuyến cáo khẩn cách phòng tránh

Hiện trên toàn tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận hơn 10.000 ca bệnh đau mắt đỏ, tập trung ở các địa phương là huyện Tuyên Hóa, Lệ Thủy và Bố Trạch. Các đơn vị y tế đang nỗ lực thực hiện biện pháp phòng và chống dịch.

Quyền lợi hưởng BHYT của học sinh, sinh viên được quy định như thế nào?

Bạn cần biết

Quyền lợi hưởng BHYT của học sinh, sinh viên được quy định như thế nào?

Khi học sinh, sinh viên (HSSV) có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT, nếu đúng nơi đăng ký ban đầu và thực hiện đầy đủ thủ tục đối với học sinh, sinh viên có thẻ BHYT mã quyền lợi là 4 thì được hưởng 80% chi phí KCB.

Tuổi của thân nhân người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhận chế độ tử tuất

Bạn cần biết

Tuổi của thân nhân người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhận chế độ tử tuất

Chế tộ tử tuất hằng tháng mà thân nhân người lao động tử vong do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?

Quy định việc hỗ trợ thuyền trưởng trong tình huống khẩn cấp

Bạn cần biết

Quy định việc hỗ trợ thuyền trưởng trong tình huống khẩn cấp

Thông tư số 20/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam quy định việc hỗ trợ thuyền trưởng trong tình huống khẩn cấp.

Từ 15/8,  bệnh viện công áp dụng khung giá mới dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu

Bạn cần biết

Từ 15/8, bệnh viện công áp dụng khung giá mới dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu

Từ ngày 15/8, tại các bệnh viện công lập, giá giường bệnh theo yêu cầu loại 1 giường/phòng tối thiểu là 180.000 đồng, tối đa 4.000.000 đồng/ngày.

Quy định về tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Bạn cần biết

Quy định về tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCLĐ) được quy định tại Luật số 10/2022/QH15 Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10/11/2022 của Quốc hội.

Tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi giảm đơn hàng bằng tài chính Công đoàn

Bạn cần biết

Tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi giảm đơn hàng bằng tài chính Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi giảm đơn hàng bằng tài chính Công đoàn.

Nhân viên hàng không được xoá án tích sau 5 năm có được bố trí công việc?

Bạn cần biết

Nhân viên hàng không được xoá án tích sau 5 năm có được bố trí công việc?

Theo Thông tư số 23/2023 của Bộ Giao thông vận tải quy định về chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, người bị kỷ luật có thể quay trở lại làm việc sau 5 năm xóa án tích nhưng có thể phải đối mặt với hàng loạt các quy định về đình chỉ công việc.

Cuộc "rượt đuổi" 10 năm giữa tiền lương và mức sống tối thiểu: Tiếng nói của Công đoàn

Bạn cần biết

Cuộc "rượt đuổi" 10 năm giữa tiền lương và mức sống tối thiểu: Tiếng nói của Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức gặp mặt các thành viên của tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia qua các thời kỳ. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt.

Đề xuất quy định tiến tới người đóng bảo hiểm xã hội không được rút một lần

Bạn cần biết

Đề xuất quy định tiến tới người đóng bảo hiểm xã hội không được rút một lần

Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Chính phủ đề xuất hai phương án đối với quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động. Điểm đáng chú ý tại Tờ trình này là có đề xuất quy định người đóng bảo hiểm xã hội tiến tới không được rút một lần.

Nhiều lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em dịp hè ở Đà Nẵng

Bạn cần biết

Nhiều lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em dịp hè ở Đà Nẵng

Xác định việc nâng cao kỹ năng bơi lội, kỹ năng tự cứu đuối nước là nhiệm vụ quan trọng, TP Đà Nẵng đã tổ chức dạy bơi cho trẻ em, học sinh dịp nghỉ hè.

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên

Bạn cần biết

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên

Chế độ lao động của thuyền viên cũng như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, lịch nghỉ lễ, Tết có nhiều khác biệt so với các nghề khác trên đất liền.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giữ nguyên đề xuất về tuổi hưởng lương hưu

Bạn cần biết

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giữ nguyên đề xuất về tuổi hưởng lương hưu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB và XH) vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình góp ý về tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu. Trong đó, Bộ vẫn giữ nguyên đề xuất về tuổi hưởng lương hưu.

Thêm quyền lợi cho người bị tai nạn lao động và người thân từ 1/7/2023

Bạn cần biết

Thêm quyền lợi cho người bị tai nạn lao động và người thân từ 1/7/2023

Từ 1/7/2023 do mức lương cơ sở tăng, người lao động bị tai nạn lao động và người thân sẽ được nhận thêm quyền lợi.

Thay đổi điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục từ ngày 1/7/2023

Bạn cần biết

Thay đổi điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục từ ngày 1/7/2023

Từ 1/7, lương cơ sở tăng lên mức 1.800.000 đồng/tháng. Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (6 tháng lương cơ sở) mới được hưởng các quyền lợi BHYT tế 5 năm liên tục.

Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ  ở đơn vị nợ bảo hiểm xã hội

Bạn cần biết

Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ ở đơn vị nợ bảo hiểm xã hội

Cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động (NLĐ) căn cứ thời gian thực đóng BHXH đã được xác nhận. Đây là nội dung được BHXH Việt Nam vừa đưa ra.

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại mới nhất áp dụng từ 30/7/2023

Bạn cần biết

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại mới nhất áp dụng từ 30/7/2023

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 05 về danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp và cao đẳng, áp dụng từ ngày 30/7/2023.

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì NLĐ có thể nhận được trợ cấp hưu trí từ 65 tuổi?

Bạn cần biết

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì NLĐ có thể nhận được trợ cấp hưu trí từ 65 tuổi?

Người lao động có 5 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì được hưởng ngay trợ cấp hưu trí từ 65 tuổi (hoặc ngay khi đủ tuổi nghỉ hưu) thay vì phải chờ đến 75 tuổi như trước.