Thứ bảy 23/11/2024 08:01

Vụ bé 10 tuổi rơi ống sâu 35m: Đã bước sang ngày thứ 10

Trong buổi sáng ngày 8/1, lực lượng đã đóng xong khung cừ ván thép 12 mét xuống cao độ như dự kiến, đỉnh cừ thấp hơn mặt đất tự nhiên khoảng 2 mét và tiến hành đào lấy đất trong khung vây. Đến chiều cùng ngày đã đào lấy đất trong khung vây được khoảng 4 mét, gia cố được 2/5 khung chống để gia cố khung vây, đang hàn đặt được 1/5 khung chống.

Theo ghi nhận của PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, tính đến 17 giờ ngày 8/1/2023, công tác cứu hộ đưa thi thể bé Hạo Nam vẫn đang khẩn trương thực hiện. Các thiết bị hạng nặng được vận chuyển và bổ sung thêm phục vụ công tác cứu hộ như: gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 – 1 mét, ống vách đường kính 1 mét và 2 mét. Nhiều lãnh đạo tỉnh, các ban ngành thường xuyên đến hiện trường; lực lượng công an, quân sự, Tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ túc trực 24/24 giờ. Những người thực thi nhiệm vụ làm việc rất tích cực, vất vả dù thời tiết khá lạnh, mưa lác đác nhưng tất cả đều đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Vụ bé 10 tuổi rơi ống sâu 35m: Đã bước sang ngày thứ 10
Nhiều phương tiện "hạng nặng" được đưa vào hiện trường cứu hộ. Ảnh: TL

Sự việc đau lòng

Như tin đã đưa, trưa ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng các bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (đường tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) để nhặt sắt. Lúc đi qua công trình đang thi công, bé Hạo Nam không may bị lọt xuống trụ bê tông (đường kính 25cm, rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35 mét). Các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu.

Sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ đã có mặt, triển khai nhiều phương án để cứu bé trai. Lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp thuộc Công an tỉnh Đồng Tháp cũng có mặt ở hiện trường, triển khai nhiều phương án cứu hộ, đồng thời bơm liên tiếp oxy và truyền nước xuống để cháu Nam cầm cự. Đến ngày 4/1, các cơ quan chuyên môn đã có thủ tục xác định bé Nam đã tử vong.

Vụ bé 10 tuổi rơi ống sâu 35m: Đã bước sang ngày thứ 10
Công tác cứu hộ vẫn đang khẩn trương. Ảnh: TL
Vụ bé 10 tuổi rơi ống sâu 35m: Đã bước sang ngày thứ 10
Đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động cứu hộ. Ảnh: TL

Đảm bảo an ninh, an toàn cứu hộ

Để đảm bảo công tác an toàn lao động trong cứu hộ, các lực lượng chức năng: công an, quân sự, dân quân tự vệ và các đoàn thể địa phương đã tăng cường chặt chẽ an ninh khu vực. Hai bên đầu cầu vào trong hiện trường đều đặt chốt kiểm soát với nhiều lực lượng. Cấm người không có phận sự thì không vào hiện trường, không quay phim, chụp ảnh gần các khu vực. Người dân địa phương cũng không ngoại lệ.

Liên quan đến vụ việc này, trước đó, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã trực tiếp đến hiện trường và đưa ra biện pháp để đưa cọc bê tông và thi thể Hạo Nam lên mặt đất. Biện pháp để cứu hộ, giải cứu bé trai của đoàn chuyên gia Nhật Bản cần một số thiết bị đặc biệt, phương tiện chuyên dùng nên cần thời gian để huy động.

Trước đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đã thành lập Tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu kênh Rọc Sen do Giám đốc Sở Giao thông vận tải làm Tổ trưởng, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận làm Tổ phó, cùng với 5 thành viên. Tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu kênh Rọc Sen đã thay cừ ván thép 12 mét cho cừ ván thép 18 mét.

Trong buổi sáng ngày 8/1, lực lượng đã đóng xong khung cừ ván thép 12 mét xuống cao độ như dự kiến, đỉnh cừ thấp hơn mặt đất tự nhiên khoảng 2 mét và tiến hành đào lấy đất trong khung vây. Đến chiều cùng ngày đã đào lấy đất trong khung vây được khoảng 4 mét, gia cố được 2/5 khung chống để gia cố khung vây, đang hàn đặt được 1/5 khung chống, chuẩn bị cho việc nhổ trụ bê tông có bé trai mắc kẹt.

Vụ bé 10 tuổi rơi ống sâu 35m: Đã bước sang ngày thứ 10
Công tác cứu hộ vẫn đang tiếp diễn. Ảnh: TL

Phương án nhổ trụ

Trong cuộc họp giữa UBND tỉnh Đồng Tháp với Bộ Xây dựng và Bộ GTVT về phương án nhổ ống cọc bê tông ở dự án cầu Rọc Sen - nơi bé trai Hạo Nam rơi xuống, địa phương đã thống nhất phương án nhổ ống cọc bê tông qua 11 bước. Các bước sẽ đảm bảo tính khả thi khi đáp ứng đủ thiết bị tại chỗ, thời gian cũng như độ an toàn cho đơn vị thi công. Để kéo được ống cọc bê tông lên, đơn vị cần thêm một cần cẩu 80 tấn.

Hiện nay, địa phương đang huy động thêm một số phương tiện, máy móc, trong đó có cẩu 120 tấn từ nơi khác đến hiện trường để dự phòng. Tuy nhiên, do địa hình đồng ruộng nên việc vận chuyển thiết bị gặp nhiều khó khăn.

Tính đến chiều ngày 8/1/2023, các công nhân đang tiến hành đóng cọc ván thép xung quanh ống cọc bê tông khác. Bên cạnh đó, Tổ điều hành đang huy động và bổ sung thêm nhân lực và thiết bị về hiện trường. Hoạt động cứu nạn, cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.

Vụ bé 10 tuổi rơi ống sâu 35m: Đã bước sang ngày thứ 10
Triển khai các phương pháp nhổ cọc. Ảnh: TL

Tăng cường công tác an toàn lao động

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành công văn khẩn về việc tăng cường công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn sau sự việc đáng tiếc của bé trai rơi xuống trụ bê tông tử vong tại huyện Thanh Bình. Theo đó, yêu cầu chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình xây dựng thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công xây dựng) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Đối với các nhà thầu thi công xây dựng, phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Trong đó, tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng.

Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kiểm định đảm bảo an toàn. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công …

Cần chấn chỉnh dư luận không hay

Công việc cứu hộ đang rất khẩn trương, mọi người nỗ lực không ngừng, tập trung các phương tiện hỗ trợ, đảm bảo kỹ thuật, an toàn lao động để nhổ cọc bê tông trong thời gian sớm nhất. Trong khi đó, trên mạng xã hội “rộ” lên những thông tin không nhất quán về vụ bé trai 10 tuổi ở Đồng Tháp bị lọt xuống trụ bê tông với những lời bình luận trái chiều, thậm chí “thêm mắm dặm muối”, hay “thêu dệt” nhiều chuyện hoang đường lẫn phù phiếm nhằm mục đích “câu khách” bán hàng. Nào là nhạc chế, ghép ảnh các cháu nhỏ “chui” vào ống trụ bê tông… càng làm cho dư luận hoang mang, không biết đâu là sự thật của sự việc.

Những thông tin “thổi phồng” sự việc như thế cần lên án và các ngành chức năng nên sớm vào cuộc để dư luận xã hội có cách hiểu và cái nhìn đúng đắn toàn bộ sự việc đau lòng này.

Vụ bé trai 10 tuổi bị nạn ở Đồng Tháp: Cuộc giải cứu chạy đua với thời gian Vụ bé trai 10 tuổi bị nạn ở Đồng Tháp: Cuộc giải cứu chạy đua với thời gian

Đến trưa 7/1, lực lượng chức năng ở Đồng Tháp vẫn đang nỗ lực dùng các giải pháp để giải cứu bé Thái Lý Hạo ...

“Câu view” từ bi kịch: Sao lại có thể ác đến thế! “Câu view” từ bi kịch: Sao lại có thể ác đến thế!

Đến lúc này, việc tìm kiếm thi thể bé Hạo Nam vẫn chưa đạt được bước tiến đáng kể. Song, suốt gần một tuần qua, ...

Vụ bé trai 10 tuổi bị rơi xuống trụ bê tông: Vẫn chưa xác định được vị trí cháu bé Vụ bé trai 10 tuổi bị rơi xuống trụ bê tông: Vẫn chưa xác định được vị trí cháu bé

Cho đến nay đã có hơn 350 người bao gồm các lực lượng tham gia giải cứu bé trai bị rơi xuống trụ bê tông ...

Hoàng Liên Phương

Tin cùng chuyên mục

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

Sức khỏe lao động

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Sức khỏe lao động

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Đọc thêm

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Sức khỏe lao động

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sức khỏe lao động

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Sức khỏe lao động

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Sức khỏe lao động

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Sức khỏe lao động

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Sức khỏe lao động

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sức khỏe lao động

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Sức khỏe lao động

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Sức khỏe lao động

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

Sức khỏe lao động

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

“Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ”, BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Sức khỏe lao động

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển khó khăn và thời tiết bất lợi.

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị rắn độc, rết và các loài côn trùng có nọc cắn. Các bác sĩ cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật, côn trùng có độc khi dọn dẹp nhà, xưởng, cơ sở sản xuất sau bão.

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Sức khỏe lao động

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Nhằm chăm lo cho sức khỏe của cán bộ, nhân viên, ban lãnh đạo bệnh viện đã chú trọng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sức khỏe lao động

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sau cơn bão số 3 gây ngập lụt và sạt lở đất tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ lụt.

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Sức khỏe lao động

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Sức khỏe lao động

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Sức khỏe lao động

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Sức khỏe lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.